1)
Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.
2)
Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm.
3)
Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch, gây ra áp lực lớn → huyết áp tăng.
Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm ít, áp lực thấp → huyết áp giảm.
4) Câu 4 của bạn tương tự với câu hỏi tại sao huyết áp trong hệ giảm dần.
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch do: máu từ tim vào động mạch với một áp lực lớn nhờ sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu lên động mạch chủ là lớn nhất do toàn bộ lượng máu từ tim chỉ được dồn vào một động mạch chủ. Từ động mạch chủ sẽ phân ra các động mạch lớn rồi phân ra các tiểu động mạch và tới các mao mạch sau đó tới tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Khi máu từ một mạch lớn được phân vào các mạch nhỏ hơn thì áp lực của máu lên thành mạch sẽ giảm dần (huyết áp giảm dần).
Bạn tham khảo có gì thắc mắc thì trao đổi với mình