Sinh 11 câu hỏi lệnh

lê hạ mây

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng bảy 2019
20
2
6
21
Long An
THPT HẬU NGHĨA
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật
2 tại sao khi cơ thể bị mất máy thì huyết áp giảm
3 tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu lm huyết áp giảm
4 tại sao huyết áp giảm khi xa tim
 

nguyenvanquangdang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
6 Tháng mười một 2019
154
197
21
TP Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Sư phạm TPHCM
1)
Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.
2)
Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm.
3)
Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch, gây ra áp lực lớn → huyết áp tăng.
Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm ít, áp lực thấp → huyết áp giảm.
4) Câu 4 của bạn tương tự với câu hỏi tại sao huyết áp trong hệ giảm dần.
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch do: máu từ tim vào động mạch với một áp lực lớn nhờ sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu lên động mạch chủ là lớn nhất do toàn bộ lượng máu từ tim chỉ được dồn vào một động mạch chủ. Từ động mạch chủ sẽ phân ra các động mạch lớn rồi phân ra các tiểu động mạch và tới các mao mạch sau đó tới tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Khi máu từ một mạch lớn được phân vào các mạch nhỏ hơn thì áp lực của máu lên thành mạch sẽ giảm dần (huyết áp giảm dần).

Bạn tham khảo có gì thắc mắc thì trao đổi với mình
 

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
1 tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật
2 tại sao khi cơ thể bị mất máy thì huyết áp giảm
3 tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu lm huyết áp giảm
4 tại sao huyết áp giảm khi xa tim
1. Những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm và người lại (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).
- Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.
2. Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm
3.
+ Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch, gây ra áp lực lớn → huyết áp tăng.
+ Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm ít, áp lực thấp → huyết áp giảm
4. Tương tự với câu tại sao huyết áp giảm dần nhé.
Nguồn: loigiaihay
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
1)
Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.
2)
Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm.
3)
Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch, gây ra áp lực lớn → huyết áp tăng.
Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm ít, áp lực thấp → huyết áp giảm.
4) Câu 4 của bạn tương tự với câu hỏi tại sao huyết áp trong hệ giảm dần.
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch do: máu từ tim vào động mạch với một áp lực lớn nhờ sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu lên động mạch chủ là lớn nhất do toàn bộ lượng máu từ tim chỉ được dồn vào một động mạch chủ. Từ động mạch chủ sẽ phân ra các động mạch lớn rồi phân ra các tiểu động mạch và tới các mao mạch sau đó tới tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Khi máu từ một mạch lớn được phân vào các mạch nhỏ hơn thì áp lực của máu lên thành mạch sẽ giảm dần (huyết áp giảm dần).

Bạn tham khảo có gì thắc mắc thì trao đổi với mình

Cho phép em bổ sung chỗ này xíu, nếu thiếu hoặc sai thì mong anh sửa hộ em nhé
C1 phải nói rõ hơn chỗ động vật có kích thước nhỏ. Cái mấu chốt là ở chỗ đv có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn -> hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ....
C4 nói rõ hơn là do lực đẩy của tâm thất càng xa tim thì càng giảm, ngoài ra huyết áp còn giảm dần do sự ma sát giữa các tế bào máu với nhau.
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Cho phép em bổ sung chỗ này xíu, nếu thiếu hoặc sai thì mong anh sửa hộ em nhé
C1 phải nói rõ hơn chỗ động vật có kích thước nhỏ. Cái mấu chốt là ở chỗ đv có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn -> hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ....
C4 nói rõ hơn là do lực đẩy của tâm thất càng xa tim thì càng giảm, ngoài ra huyết áp còn giảm dần do sự ma sát giữa các tế bào máu với nhau.
Chị đồng ý với góp ý của Hằng nè
Đồng thời những câu hỏi như thế này nên tư duy trước khi đăng post câu hỏi, không nên thụ động lười suy nghĩ
@lê hạ mây
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

nguyenvanquangdang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
6 Tháng mười một 2019
154
197
21
TP Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Sư phạm TPHCM
Cho phép em bổ sung chỗ này xíu, nếu thiếu hoặc sai thì mong anh sửa hộ em nhé
C1 phải nói rõ hơn chỗ động vật có kích thước nhỏ. Cái mấu chốt là ở chỗ đv có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn -> hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ....
C4 nói rõ hơn là do lực đẩy của tâm thất càng xa tim thì càng giảm, ngoài ra huyết áp còn giảm dần do sự ma sát giữa các tế bào máu với nhau.
Cảm ơn bạn nhiều nha đã chỉnh sửa và bổ sung phần trả lời của mình thêm trọn vẹn
Cảm ơn bạn @Đỗ Hằng
 
Last edited:
Top Bottom