cau hoi kho

D

danghoangyennhi1998

Lớp 9 phải không chị, chị tham khảo đề dưới đây cũng được
Đề kiểm tra

I- Trắc nghiệm khách quan:
* Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
1. Văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” là sáng tác của tác giả?
a. Bằng Việt
b. Huy Cận
c. Nguyễn Duy
d.Nguyễn Khoa Điềm
2. Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” sống và làm việc ở đâu?
a. đỉnh Pan- xi- păng
b. đỉnh Lũng Cú
c. Đỉnh Yên Sơn
d. Đỉnh Trường Sơn
* Đánh dấu (x) vào ô Đúng, Sai để nhận định trên hoàn toàn chính xác
3. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý đoạn trích Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
a.Đúng
b.Sai
4. Bài thơ: Bếp lửa là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Tự sự và Miêu tả
a.Đúng
b.Sai
* Nối dữ kiện ở cột A với cột B sao cho nội dung được hoàn chỉnh
5.
A (Tác giả) B (Tác phẩm)
1. Bằng Việt a. Ánh trăng
2. Chính Hữu b. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3. Phạm Tiến Duật c. Đồng chí
4. Nguyễn Duy d. Bếp lửa
II- Trắc nghiệm tự luận
6. a. Chép lại 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí
b. Phân tích hình ảnh biểu tượng “Đầu súng trăng treo”.
7. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và giá trị tố cáo hiện thực chiến tranh tàn khốc trong truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Có cả đáp án dưới đây :
C- Đáp án – Biểu điểm
I- Trắc nghiệm khách quan (2đ)
Mỗi ý đúng được 0, 25 đ
1. ý B
2. ý C
3. Sai
4. Đúng
5. 1- C; 2- B; 3- D; 4- A
II- Trắc nghiệm tự luận
6. (3đ)
a. (1đ) - Chép hoàn chỉnh 7 câu thơ đầu của bài thơ Đồng chí
- Đúng kết cấu khổ thơ, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
b. (2đ) Hình ảnh biểu tượng Đầu súng trăng treo: được gợi lên bởi những liên tưởng phong phú. Súng và Trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ . Đó là những mặt bổ xung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách
 
H

huck

Bạn có thể tham khảo đề sau:

A. Trắc nghiệm khách quan
1. Hình ảnh " trái tim" trong câu : " chỉ cần trong xe có một trái tim" được dùng với hình thức nghệ thuật nào và có ý nghĩa gì ?
A. Hình ảnh nhân hóa, một lòng vì tổ quốc. B. Hình ảnh so sánh, một lòng vì tổ quốc.
C. Hình ảnh ẩn dụ nói lên tình yêu nước, vì miền nam thân yêu.
D. Hình ảnh hoán dụ nói lên tinh thần chiến đấu dũng cảm, tận tâm tận lực để thống nhất đất nước.
2. Bài thơ " Đồng chí " thuộc phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
3. Em hiểu nghĩa hai chữ " đồng chí" là như thế nào ?
A. Là những người bạn chiến đấu. B. Là những người bạn tri kỷ.
C. Những người bạn chiến đấu cùng chung lý tưởng. D. Là những người cùng đồng đội.
4. Giá trị nghệ thuật của bài thơ " Đồng chí " được tạo nên bởi những điểm nào ?
A. Nghệ thuật so sánh. B. Bức tranh về người lính.
C. Hình ảnh chân thực, giản dị, giàu ý nghĩa biểu tượng, sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ hoán dụ, nhân hóa, ẩn dụ.
D. Hình ảnh lãng mạn.
5. Bài thơ " Đồng chí " trích từ tập thơ nào ?
A. Trời mỗi ngày lại sáng. B. Bếp lửa. C. Anh trăng. D. Đầu súng trăng treo.
6. Hình ảnh súngtrăng (trong cân thơ đầu súng trăng treo) mang ý nghĩa gì ?
A. Gần và xa, thực tại và mơ mộng, chiến tranh và hòa bình, chiến sĩ và thi sĩ.
B. Hình ảnh không có thực. C. Hình ảnh chiến tranh. D. Hình ảnh hòa bình.
7. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ : " đoàn thuyền đánh cá" là gì ?
A. Cảm hứng về lao động xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng về vũ trụ. B. Cảm hứng vũ trụ.
C. Cảm hứng thiên nhiên. D. Cảm hứng về lao động và lãng mạn.
8. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết bằng thể thơ gì, giọng thơ như thế nào ?
A. Thể thơ tự do, giọng thơ lãng mạn. B. Thể thơ tự do, giọng thơ mạnh mẽ hào hùng.
C. Thể thơ tự do, giọng anh hùng. D. Thể thơ tự do, giọng thơ ngọt ngào.
9. Câu thơ nào nói rõ nhất lý do chiếc xe vận tải quân sự lại không có kính ?
A. Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước. B. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
C. Không có kính, không phải vì xe không có kính. D. Những chiếc xe từ trong bom rơi.
10. Câu thơ " Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao" là dùng hình ảnh nhân hóa.
A. Đúng. B. Sai.
B. Tự luận : (5 điểm)
Câu 1 : Người lính trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu và người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có điểm gì chung.
Câu 2 : Phân tích 4 câu thơ đầu bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
 
Top Bottom