Ngoại ngữ câu điều kiện

tienganh220403@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng hai 2016
363
320
121
21
Nghệ An
công thức của mỗi loại câu điều kiện là gì? Cách sử dụng.
Công thức và cách dùng câu điều kiện loại 1
Cấu trúc: IF S + V (hiện tại) , S + WILL ( CAN, MAY) + V (nguyên mẫu)

Cách dùng: Chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ:

If it is sunny, I will go fishing. ( nếu trời nắng, tôi sẽ đi câu)

  • If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (thì tương lai đơn giản)
=>Diễn tả hành động “có thể xảy ra” ở “hiện tại” hoặc “tương lai”

E.g: If you don’t water the trees, they ‘ll die

(Nếu bạn không tưới nước cho cây, chúng sẽ chết )=>hành động này hiện tại cũng có thể xảy ra hoặc tương lai cũng vậy

If my father gives me some money, tomorrow I’ll buy a dictionary

(Nếu bố tôi cho tôi tiền, ngày mai tôi sẽ mua 1 cuốn từ điển)

  • If + Mênh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (may/can +V)
+ Để chỉ sự khả năng khách quan

E.g: It’s sunny. If we go out without a hat, We may get a headache

(Trời đang nắng. Nếu chúng tôi đi chơi mà không đội mũ, Chúng tôi có thể bị đau đầu)

+ Chỉ sự cho phép

E.g: If you finish your test, You can go home

(Nếu bạn làm xong bài kiểm tra, bạn được phép ra về)

  • If + Mênh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (must + V)
=>Để chỉ yêu cầu, đề nghị

E.g: If you want to get good marks, You must do exercises

(Nếu bạn muốn được điểm cao, bạn phải làm bài tập)

Cấu trúc và cách sử dụng câu điều kiện loại 2
Công thức: IF S + V (quá khứ) , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) + V (nguyên mẫu)

( be luôn dùng were dù chủ từ số ít hay nhiều )

Cách dùng: Chỉ sự việc không thể hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ:

If I were you, I would go abroad. ( nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi nước ngoài)

Chuyện này không thể xảy ra được vì tôi đâu thể nào biến thành bạn được.

  • If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (would/could/might + V)
+ Diễn tả hành động “không có thật” ở “hiện tại” hoặc “tương lai”

E.g: It isn't cold now so I switch on the fans

==>If it were cold now, we wouldn't switch on the fans.

(Nếu trời lạnh, chúng tôi sẽ không bật quạt) =>hiện tại trời không lạnh nên chúng tôi bật quạt hoặc nếu tuong lai xảy ra thì cũng vậy

* Note: Chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi, không dùng “was”

If I were a bird, I would fly

(Nếu tôi là 1 con chim, tôi sẽ bay được)

+ “Sự tiếc nuối” ở hiện tại hoặc tương lai

E.g: If he helped me, I could do something

(Nếu anh ấy giúp tôi, tôi đã có thể làm điều gì đó)=>Hiện tai thì tôi đang tiếc nuối vì anh ấy không giúp tôi

  • If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (could/might + V)
=> Chỉ khả năng

E.g: If he tried, he might succeed

(Nếu anh ấy cố gắng, anh ấy sẽ thành công)

E.g: If I lived in France, I could speak French well

(Nếu tôi sống ở Pháp, tôi sẽ nói tiếng Pháp giỏi)

Cách dùng và công thức câu điều kiện loại 3
Cấu trúc: IF S +HAD +P.P , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) HAVE + P.P

Cách dùng: Chỉ sự việc đã không xảy ra ở quá khứ.

Ví dụ:

If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. ( nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp anh ta rồi) => nhưng thực sự tôi đã vắng mặt

LƯU Ý:

+ Unless = if … not : trừ phi

+ Bên mệnh đề có if, chữ had trong loại 3, chữ were trong loại 2 và chữ should trong loại 1 có thể đem ra đầu câu thế cho if.

( chữ should đôi khi có thể dùng trong loại 1 với nghĩa làm cho câu mơ hồ hơn)

Ví dụ:

- If he should call, …. ( nếu mà anh ta có gọi, … ) => không biết có gọi hay không

= Should he call,…. ( nếu mà anh ta có gọi, … )

- If I were you, …

= Were I you, ….

- If she had gone there, …..

= Had she gone there,…..

Cách dùng câu điều kiện 0
Người ta gọi tên nó là 0 có lẽ vì thấy 2 vế đều chia hiện tại đơn.

Cách dùng:

- Diễn tả một chân lí, qui luật:

Ví dụ:

If water is frozen, it expands. Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.

(Đây là sự thật, chân lí lúc nào cũng vậy nên dùng loại zero)

Phân biệt:

If the water is frozen, it will expand. Nếu nước này bị đông đặc nó sẽ nở ra. (Đây là một hoàn cảnh cụ thể, một khối nước cụ thể nào đó xác định nên không dùng loại zero)

- Diễn tả một thói quen:

Ví dụ:

If it rains, I go to school by taxi. (Đây là thói quen chứ không phải một hoàn cảnh cụ thể nào nên dùng loại zero)

Phân biệt:

If it rains this evening, I will go to school by taxi. (Đây là hoàn cảnh cụ thể chứ không phải thói quen nên không dùng loại zero)

Câu điều kiện loại hỗn hợp.
Loại hổn hợp là loại câu điều kiện mà 2 vế khác loại nhau.

Ví dụ:

If you had not spent too much yesterday, you would not be broke now. (Nếu hôm qua bạn không xài quá nhiều tiền thì hôm nay đâu có sạch túi như vầy) => Loại 3 + loại 2.

If you liked animals, I would have taken you to the zoo. => Loại 2+ loại 3

If she arrived there yesterday, she can come here tomorrow. => Loại 2 + loại 1
Nguồn: Inter
 

Nhị Tiếu Khuynh Quốc

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười 2017
184
115
44
22
Thái Nguyên
+) Câu đk loại 0
Cấu trúc câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt những sự thật tổng quan, những dữ kiện khoa học luôn luôn xảy ra với một điều kiện nhất định. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 0 là câu điều kiện hiện tại luôn có thật. Trong một câu điều kiện luôn có hai mệnh đề: mệnh đề NẾU và mệnh đề chính.
* Công thức câu điều kiện loại 0:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn +Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ (nếu có).
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 0, cả hai mệnh đề IF (NẾU) và mệnh đề chính đều sử dụng thì hiện tại đơn.
- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
- Thí dụ:
+ IF YOU EXPOSE PHOSPORUS TO AIR, IT BURNS. = Nếu bạn để phốt-pho ra ngoài không khí, nó sẽ cháy.
+ PHOSPHORUS BURNS IF YOU EXPOSE IT TO AIR. = Phốt-pho sẽ cháy nếu bạn để nó ra ngoài không khí.
+ IF YOU HEAT ICE, IT MELTS. = Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ tan ra.

+ Câu đk loại 1
Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật.
Ta sử dụng câu điều kiện loại 1để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.
* Công thức câu điều kiện loại 1:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
- Thí dụ:
+ IF I HAVE THE MONEY, I WILL BUY THAT LCD MONITOR. = Nếu tôi cóđủ tiền, tôi sẽ mua cái màn hình LCD đó.
+ I WILL BE SAD IF YOU LEAVE. = Anh sẽ buồn nếu em bỏ đi.

+Câu đk loại 2
Câu điều kiện loại 2 là cấu trúc dùng để đặt ra một điều kiện không có thật trong hiện tại và nêu kết quả của nó. Đương nhiên, kết quả xảy ra theo một điều kiện không có thật cũng chỉ là một kết quả tưởng tượng. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện hiện tại không thật.
* Công thức câu điều kiện loại 2:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/ COULD + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 2, mệnh đề IF dùng thì quá khứ đơn, mệnh đề chính dùng động từ khiếm khuyết WOULD hoặc COULD.
* Lưu ý:
+ Ở mệnh đề IF, nếu động từ là TO BE thì ta dùng WERE cho tất cả các chủ ngữ.
+ WOULD = sẽ (dạng quá khứ của WILL)
+ COULD = có thể (dạng quá khứ của CAN)
- Thí dụ:
+ IF I WERE YOU, I WOULD GET A DIVORCE. = Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nộp đơn ly dị.
+ IF DOGS HAD WINGS, THEY WOULD BE ABLE TO FLY. = Nếu chó có cánh, chúng sẽ biết bay.

+ Câu đk loại 3
Câu điều kiện loại 3 còn có thể được gọi là câu điều kiện quá khứ không thật.
Cấu trúc này được dùng khi ta muốn đặt một giả thiết ngược lại với điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.
* Công thức câu điều kiện loại 3:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ hoàn thành + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/COULD HAVE + PP.
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 3, mệnh đề IF dùng thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính dùng công thức WOULD hoặc COULD + HAVE + PP.
* Lưu ý:
- PP là dạng quá khứ hoàn thành của động từ. Ở động từ bất quy tắc, đó chính là cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc. Ở động từ có quy tắc, đó chính là động từ nguyên mẫu thêm ED.
- Bổ ngữ có thể không có, tùyý nghĩa của câu.
- Chủ ngử 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Mệnh đề IF có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính.
nguồn:fb
 
  • Like
Reactions: Maianh2510

Nhọ cute

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
947
583
159
21
Hải Phòng
THCS Vinh Quang
1.Câu điều kiện loại 0
Câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng
Cấu trúc: If + Clause 1 (HTĐ), Clause 2 (HTĐ)
Ví dụ:
If you heat ice, it melts - Nếu ta làm nóng đá, nó sẽ tan chảy.

2.Câu điều kiện loại I
Câu điều kiện loại I diễn trả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc: If + Clause (HTĐ), Clause 2 (TLĐ)
will/won't + V
Ví dụ:

If you come into my garden, my dog will bite you. (Nếu anh bước vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh.)

If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)

3. Câu điều kiện loại II
Câu điều kiện loại II là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.

Ta sử dụng câu điều kiện loại II để diễn tả điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.

Cấu trúc: If + Clause (QKĐ), S+would/could (not) + V

Chú ý trong câu điều kiện loại II, ở mệnh đề “IF” riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.

Ví dụ:
- If I were a bird, I would be very happy. (Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc.) <= tôi không thể là chim được
- If I had a million USD, I would buy that car. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.) <= hiện tại tôi không có nhiều tiền như vậy.

4. Câu điều kiện loại III
Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.

Ta sử dụng câu điều kiện loại III để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.

Cấu trúc: If + Clause (QKHT), S+would (not) +have+ PII
(had/hadn't + PII)

Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề if chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).

Ví dụ:

If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)

5. Câu điều kiện loại hỗn hợp (Mixed conditional sentences)
Câu điều kiện loại hỗn hợp là câu điều kiện diễn tả một sự việc đã xảy ra hay không xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả còn lưu đến hiện tại.
Cấu trúc: If + Clause 1 (QKHT), S + would(n't) + V (now).
Ví dụ:
If I had breakfast this morning, I wouldn't be hungry now. (Nếu sáng tay tôi ăn sáng thì giờ tôi đã không bị đói bụng.
Nguồn: Internet
 
Last edited by a moderator:

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
(1) Câu điều kiện loại I
Khái niệm về câu điều kiện loại 1

  • Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại.
  • Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc - Công thức câu điều kiện loại 1
If + S + V (hiện tại), S + will + V (nguyên mẫu)

IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).

Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.

  • Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
  • Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn. Ví dụ:
If you come into my garden, my dog will bite you. (Nếu anh vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh đó.)

If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)

Cách dùng câu điều kiện loại 1:
Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật. Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra. ngữ pháp tiếng anh

(2) Câu điều kiện loại II
Khái niệm về câu điều kiện loại 2:

  • Câu điều kiện loại II còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
  • Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc câu điều kiện loại 2
If + S + V (quá khứ), S + would + V (nguyên mẫu)

- Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở bang thái cách (past subjunctive), động từ của mệnh đề chính chia ở thì điều kiện hiện tại (simple conditional). Chú ý: Bàng thái cách (Past subjunctive) là hình thức chia động từ giống hệt như thì quá khư đơn, riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.

Ví dụ:

  • If I were a bird, I would be very happy. (Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc.) <= tôi không thể là chim được
  • If I had a million USD, I would buy that car. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.) <= hiện tại tôi không có
(3) Câu điều kiện loại III
Khái niệm về câu điều kiện loại 3:

  • Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
  • Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc câu điều kiện loại 3
If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P

- Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional). Ví dụ:

  • If he had come to see me yesterday, I would have taken him to the movies. (Nếu hôm qua nó đến thăm tôi thì tôi đã đưa nó đi xem phim rồi.)
  • If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.
  • Nguồn :kenhtuyensinh
 
Top Bottom