câu chuyện đạo đức và pháp luật nè

S

saralyna

Đề bài này có vẻ khó đây à nha!Bạn có thể miêu tả về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta,chủ tịch Hồ Chí Minh!
 
L

linh030294

(*) Trả lời : Chuyện thứ I :
Chỉ tại rượu! Chiều nay, trên đường đi làm về, Nam nhận được điện thoại của mấy “chiến hữu” rủ đi uống rượu. Cuộc rượu tàn, Nam lên xe phóng về nhà. Bỗng nhiên thấy trước mặt có CSGT thổi còi, ra hiệu lệnh dừng xe.

Viên CSGT giơ tay chào, yêu cầu xuất trình giấy tờ, và nói: “Anh chạy xe với tốc độ 70 km/h trong khu vực đông dân cư, vi phạm Luật Giao thông đường bộ”. Thấy Nam mặt đỏ, lời nói có vẻ không bình thường, viên CSGT yêu cầu Nam thổi vào máy đo nồng độ cồn và thế là Nam bị phạt thêm về hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi cơ thể có nồng độ cồn cao. Xe máy bị công an giữ, Nam đành gọi taxi chở về nhà. Về đến nhà, con trai đang chơi ngoài sân chào bố, Nam gọi: “Bắc, vào đây bố hỏi. Hôm nay con được mấy điểm?”. -“Dạ, dạ…” - Cậu bé lí nhí. -“Dạ vâng cái gì? Được mấy điểm, nói mau!” - Nam quát. - “Thưa bố, hôm nay con làm toán có bài sai, chỉ được 4 điểm thôi ạ! -“Trời! Sao mày ngu thế! Học hành như thế chỉ có nước ăn cám!” - Sẵn hơi men trong người, lại đang bực bội về việc bị cảnh sát giữ xe để phạt, Nam liền xông tới, cho cậu “quí tử” hai cái bạt tai. Nghe tiếng con khóc, chị Xuân (là giáo viên Tiểu học), vợ Nam chạy tất tả từ trong bếp ra, hoảng hốt: “Kìa mình, sao mình lại đánh con!”. Đang bực, Nam quát: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, cô nuông chiều nó cho lắm vào rồi học hành chẳng ra gì cả”. Chị Xuân nhẹ nhàng: “Anh ạ, con có bị điểm kém thì mình nhắc nhở, bày vẽ thêm, chứ anh sao lại đánh con. Mà sao mặt anh đỏ gay thế kia? Anh vừa uống rượu về à?”. - “Con hư thì phải đánh chứ. Bố mà không có quyền dạy con à! Con tôi, tôi đánh!” – Nam xẵng giọng. - Như vậy anh càng sai rồi. Cha mẹ có nghĩa vụ, trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ con cái, nhưng nghiêm cấm không được bạo hành trẻ em. Anh uống rượu, đánh con như thế nhỡ con có bị làm sao thì ân hận cả đời, mà lại phạm Luật nữa đấy. -“Cô thì lúc nào cũng luật với chả lệ. Chả có luật gì sất, trong nhà này tôi là to nhất. Mà tôi đã đánh nó đau đâu. Cái thằng này, hơi một tí là khóc nhè. Con trai mà không có chí khí gì cả!”. – Nam vùng vằng, nhưng giọng đã dịu lại. Chị Xuân ôm bé Bắc vào lòng, xoa đầu con. Bé Bắc sợ hãi, nức nở nho nhỏ, nép vào lòng mẹ. Chị Xuân chợt hỏi: “Mà xe máy đâu rồi anh, chắc bị công an giữ rồi hả?”. Nam chống chế: “Công an gì làm gay gắt quá, đường vắng, mới vặn ga một tí đã giữ xe người ta. 70 km/h đã ăn thua gì. Phạt với chả phiệc”. Chị Xuân nhẹ nhàng: “Thôi anh ạ, họ làm thế là đúng rồi. Anh uống rượu, phóng nhanh rất nguy hiểm, không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả người đi đường. Anh về nhà an toàn là mừng rồi. Công an họ giữ xe là may cho nhà ta đấy. Công an họ phạt cho mình nhớ. Anh đưa biên bản đây mai em đi nộp phạt cho. Lần sau nhớ uống ít thôi nhé”. Nam “hừ” một tiếng nhỏ, vừa xiêu vẹo đi vào nhà, vừa trìa môi, diễu cợt: “Em cám ơn cô giáo ạ. Từ nay em xin chừa …ạ…”.
Chuyện thứ II :

Không tham của rơi Chiều muộn, Nhân dắt trâu về nhà. Đến bờ kênh, chú trâu đòi uống nước. Nhân dừng lại, bỗng phát hiện ra một chiếc ví màu đen nằm bên vệ cỏ. Hồi hộp, Nhân mở ra xem, ngạc nhiên khi thấy trong đó một xấp tiền dày cộp, mới cứng được xếp gọn gàng. Nhân chưa đếm, liền bỏ vào ví. Nhìn quanh không thấy ai, Nhân liền cầm ví rồi dắt trâu ra về. Bao ý nghĩ rộn lên trong đầu Nhân, cậu học sinh lớp 5: Tiền này ai đánh rơi nhỉ? Ai mà nhiều tiền thế? Nhà Nhân nghèo lắm, mái tranh xơ xác, mùa hè thấy trời, mùa đông nước rơi vào nhà. Bố mất sớm, mẹ Nhân lại đau yếu luôn, không làm được việc nặng. Một ý nghĩ loé lên: “Ồ đúng rồi, với món tiền này có thể giúp mẹ chữa bệnh, mẹ sẽ khoẻ lại”. Nhưng Nhân lại nghĩ: “Vậy biết nói sao cho mẹ về món tiền này đây? Nếu nói nhặt được của rơi, mẹ không bao giờ chịu nhận, chuyện phép màu thì mẹ không tin…”. Nhân nhớ đến cô giáo Mai, với những lời dạy bảo ân cần: “Được của rơi, trả người đánh mất, đồng tiền phải do mồ hôi nước mắt của mình làm ra mới quí”. Nhân chợt nghĩ, có lẽ người mất tiền cũng đang lo lắng lắm đây. Ngày trước mình mất một chiếc bút, tìm mãi không thấy, buồn vơ vẩn mất mấy ngày. Nhân à lên một tiếng, lòng Nhân đã thông suốt. Về đến nhà, đưa trâu vào chuồng xong, Nhân nói với mẹ: “Con xin phép mẹ đi có việc một chút mẹ nhé”. Mẹ chưa kịp hỏi, Nhân đã chạy vụt ra cổng. Anh Trường, Trưởng Công an xã rất ngạc nhiên khi thấy Nhân, và sau khi nghe Nhân trình bày, anh đã cảm ơn chú bé trung thực, rồi làm thủ tục tiếp nhận chiếc ví. Sáng thứ hai tuần sau, đang học, Nhân được nhà trường gọi lên có khách gặp. Vị khách muốn gặp Nhân là một cô gái còn trẻ, người đã đánh rơi chiếc ví. Cô vô cùng cảm ơn bé Nhân, cậu bé có tấm lòng trong sáng, không tham của rơi.

Nguồn : Sưu tầm
 
Top Bottom