Văn 7 Câu chuyện cảm xúc về tình cảm gia đình

Hạt Đậu nhỏ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng bảy 2017
959
1,849
214
21
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh
kể về 1caau chuyện cảm xúc của gia đình
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Nguồn: sưu tầm
 
  • Like
Reactions: khánh ly abbey

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
Nhận được giấy báo điểm thi Đại học, anh Hùng buồn lắm. Cả nhà lặng đi. Mẹ em và em rất buồn. Anh Hùng chăm học và học giỏi, anh là học sinh lớp 12 trường THPT Hàn Thuyên. Anh đã đi thi học sinh giỏi toán, đã được giải Ba toàn tỉnh. Không hiểu vì sao điểm Toán thi Đại học, anh chỉ đạt 6 điếm.
Từ hôm đó trở đi, anh Hùng ít ra ngoài, ngại tiếp xúc bạn bè. Anh ngồi lặng lẽ trước ảnh bố. Có hôm anh bỏ bữa hoặc ăn rất ít. Mẹ rất buồn. Chưa bao giờ, em thấy mẹ buồn như thế !
Được tin hôm trước thì hôm sau ông ngoại đến chơi. Ông nói với anh Hùng:
"Đệ nhất buồn là cái hỏng thi”, cháu ạ. Có điều phải nhớ, phải hiểu: Thất bại là mẹ thành công. Thua keo này ta bày keo khác ! Cháu còn trẻ, mới 17 tuổi. Ôn tập lại, sang năm thi tiếp cháu ạ. Cháu đã gửi đơn phúc khảo chưa ?”
Ông ở chơi hai ngày. Đã ngoài 70 tuổi mà ông vẫn ham đọc sách. Mái tóc bạc, nước da hồng hào. Ông kể nhiều chuyện vui thời lính tráng. Trước khi ra về, ông dặn riêng mẹ em gì đó. Ông nhắc anh Hùng chủ nhật tới sang giúp ông trồng mấy cây na.
Ông về hưu với quân hàm thiếu tướng, lương hưu nhiều. Lần nào mẹ con em đến thăm ông hay ông đến chơi, ông đều cho mẹ em tiền. Lần thì nửa triệu, lần thì một, hai triệu đồng. Ông nói: "Mẹ Hoa cầm lấy mà bồi dưỡng cho các cháu ăn học. Các cháu ngoan ngoãn, học giỏi và khỏe mạnh là ông vui lắm rồi…”.
Thỉnh thoảng mẹ thở dài. Nhưng mẹ cố nén bao nỗi buồn, tìm đủ mọi cách để an ủi con trai. Chiều chủ nhật nào, mẹ cũng đưa anh Hùng đi thăm mộ bố. Đến bữa cơm, mẹ nhẹ nhàng nói: “Hùng ạ, con ăn thêm một bát nữa đi. Món xào rau khoai lang này ngon lắm ! Món canh chua này, ông ngoại và bố con rất thích". Mẹ dặn riêng con gái cưng của mẹ là làm hộ anh trai một số việc, tìm cách động viên anh.
Hình như để quên dần đi nỗi buồn hỏng thi, anh Hùng hì hục sắp xếp, kê dọn lại mọi thứ trong gia đình. Anh lau bàn thờ, xếp lại tủ sách, kê lại bàn học. Anh làm cho ngôi nhà nhỏ bé của ba mẹ con trở nên gọn gàng, sạch sẽ rất đẹp mắt. Anh trồng thêm cây lựu có mấy chùm hoa đỏ rực. Anh buồn nhưng vẫn hi vọng chờ đợi.
Bố mất đã hơn ba năm, khi mẹ mới ngoài 40 tuổi. Tóc mẹ xanh mượt ngày nào, thế mà nay đã có vài ba sợi bạc. Hơn tháng qua, mẹ ít ngủ. Nhiều đêm chợt thức giấc, em thấy mẹ thắp hương lên bàn thờ và khấn. Tiếng mẹ khấn thì thầm: "Anh ơi! Con trai vợ chồng mình thi Đại học thiếu điểm. Con ngơ ngẩn hẳn đi. Em lo và buồn lắm. Anh nhớ về, phù hộ cho ba mẹ con em nhé. Tiếng gà gáy sang canh mà mẹ vẫn đứng lặng trước ảnh bố.
Trưa nay, tan học, em vừa ra đến cổng trường bất ngờ thấy anh Hùng đến đón. Anh nói là khao em gái kem sầu riêng Thiên Nga. Thấy anh vui, em hỏi trêu anh: "Cô Liên con gái bác Nhàn gửi thư cho anh có phải không?” Anh rút tờ giấy báo điểm phúc khảo từ túi áo trên ngực đưa cho em. Điểm Toán được 9 điểm. Em reo lên. Anh nói: "Anh đỗ rồi. So với điểm chuẩn, anh thừa 2 điểm. Thế là ông ngoại, mẹ và em cùng vui...".
Mẹ đi làm về muộn. Hai anh em ra đón mẹ từ ngoài cổng. Cầm lấy tờ giấy báo điểm phúc khảo, tay mẹ run run. Mẹ ôm lấy anh Hùng, đứa con trai yêu qúy của bố mẹ. Nước mắt mẹ chảy ra.
Mẹ nhắc đi nhắc lại: "Hùng ạ, sáng mai con sang thăm ông và báo tin vui cho ông mừng...".
Đêm nay, mẹ lại thức khuya, mẹ lại thắp hương lên bàn thờ...
Lê Giang Thương - Lớp 9A
Trường THCS Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Bắc Ninh
Trích: loigiaihay.com
 
Top Bottom