Dây chì có thể xem là 1 điện trở trong mạch điện, nhiệt lượng tiêu thụ tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua.
Theo lý thuyết thì dây chì đứt khi cường độ dòng điện qua nó tăng cao khiến dây nóng chảy, nhưng hãy xét sâu 1 chút điều gì thực sự xảy ra khi dây bị chảy.
- Ở điều kiện làm việc bình thường, điện trở dây chì luôn chuyển hóa điện thành nhiệt, nhưng đồng thời dây chì cũng tản nhiệt ra môi trường ngoài. Quá trình tản nhiệt này cân bằng với quá trình sinh nhiệt do dòng điện, nên dây chì duy trì ở một mức nhiệt độ ổn định (thấp hơn giới hạn chảy).
- Khi dòng điện qua dây chì tăng cao, nhiệt lượng dây chì nhận dược tăng nhanh, nhưng quá trình tản nhiệt ra không kịp, khiến bên trong dây chì tích nhiệt và nhiệt độ tăng dần đến ngưỡng chảy.
Như vậy, thứ thực sự gây chảy dây chì là chênh lệch giữa quá trình sinh nhiệt và tản nhiệt. Q (sinh nhiệt) /Q (tản nhiệt).
Mà quá trình sinh nhiệt tỷ lệ thuận với chiều dài dây chì (thông qua R = ro.l/S), quá trình tản nhiệt cũng tỷ lệ thuận với chiều dài dây (diện tích bề mặt).
Vậy, tỷ lệ Qsinh nhiệt / Q tích nhiệt không phụ thuộc vào chiều dài, hay nói cách khác hoạt động của cầu chì không phụ thuộc vào chiều dài dây chì.