Văn 11 câu cá mùa thu

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
anh chị hãy phân tích bài thơ câu cá mùa thu để làm nổi bật vẻ đẹp mùa thu và tấm lòng của thi nhân
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Thân bài:
+ Vẻ đẹp của mùa thu được thể hiện qua 6 câu thơ đầu:
  • Bức tranh mùa thu trước hết được tái hiện bằng hình ảnh ao thu - gợi không gian tầng thấp, gần:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo​
- ao thu, nước thu, thuyền thu là ba nét vẽ đầu tiên của bức tranh. Đây là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của những mùa thu làng quê bao đời nay.
- tính từ "lạnh lẽo", "trong veo", "bé tẻo teo" xác định đặc tính của ba hình ảnh: đường nét mảnh, quy mô nhỏ, trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng
=> Hai câu thơ đầu phác họa nên những nét đẹp đặc trưng nhất, những nét vẽ đầu tiên của cảnh thu vùng đồng bằng Bắc Bộ
  • Nếu ở hai câu trên cảnh thu mở ra ở tầm thấp, thì ở hai câu tiếp cảnh thu lại mở ra ở tầng cao hơn:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
- Bức tranh mùa thu có thêm hai nét vẽ: sóng thu và lá thu. Nếu ở hai câu thơ đầu cảnh thu tĩnh lặng, thì đến đây, cảnh thu lại bắt đầu có sự vận động nhẹ nhàng.
- Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: gió thổi làm sóng gợn, gió thổi làm lá rơi.
- Các tính từ, trạng từ "biếc", "gợn tí", "vàng", "khẽ", "tèo" rất giàu chất tạo hình đã vẽ nên một bức tranh thu với sắc màu có sự hòa điệu độc đáo.
- Phân tích kĩ hai từ "biếc" và "vèo":
- "Biếc" dùng để miêu tả màu xanh, sắc xanh trong trẻo có độ ánh. Với ý nghĩa này, ta cảm nhận được màu sắc của sóng, là màu xanh của nền trời chiếu xuống..
- "Biếc" không chỉ có nghĩa của tính từ, mà còn mang nghĩa của 1 động từ chỉ sự chuyển động của sóng.
- "Vèo" trước hết miêu tả tốc độ bay của lá. Nhưng nó còn là cách cảm nhận của nhà thơ: đó là sự thảng thốt trước vần xoay của thời thế, sự chảy trôi vô hình của thời gian, sự biến thiên của lòng người.​
  • Sang hai câu kế tiếp, cảnh thu tiếp tục được mở ra theo chiều ngang, chiều sâu, sau đó quay lại tầng thấp, tầng gần
- Chiều cao, chiều sâu của bức tranh được miêu tả bằng sự lơ lửng của tầng mây và độ thăm thẳm của da trời.
- "Xanh ngắt" l;à màu xanh rất đậm, cảm giác như đó là sắc xanh tuyệt đối
- Chiều sâu của bức tranh còn được đo bằng sự quanh co uốn lượn của ngõ trúc
=> Trong 6 câu thơ đầu, bức tranh thu được vẽ bằng những nét gần gũi, quen thuộc, có đường nét, có màu sắc. Đó là bức tranh thu vào một buổi chiều yên bình, một bức tranh sinh động, phảng phất linh hồn của tranh thủy mặc xưa.
Bức tranh đó được khám phá ở nhiều địa vị, sử dụng bút pháp quen thuộc của thơ ca phương Đông (lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình), của hội họa phương Đông (lấy điểm nói diện). Đó là bức tranh thu mang đậm hồn quê Bắc Bộ nói riêng, hồn quê Việt Nam nói chung rất đỗi thân quen.
=> Cảnh thu gợi lên trong lòng tác giả những cảm sâu lắng về quê hương đất nước...

+ Tình thu:
Tựa gối ôm cần câu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
- "Tựa gối ôm cần": tư thế của người câu cá, tư thế thu nhỏ mình giữa một không gian rộng lớn -> tư thế của 1 người rất cô đơn trong 1 thời gian dài
- Thái độ khi câu cá:
- "Đâu" ở đây có nghĩa là đâu đó có tiếng cá, cũng có nghĩa là đâu có tiếng cá...​
-> Câu thơ cuối có dáng dấp của 1 câu hỏi trong mơ hồ. Dường như nhà thơ bắt đầu mất cảm giác về không gian thực tại, chỉ còn đắm chìm trong không gian tâm tưởng nên không thể xác định rõ sự việc đang xảy ra. Thì ra đi câu cá, nhưng mục đích không phải là để bắt cá, mà đó chỉ là cái cớ để nhà thơ tìm sự thư thái trong tâm hồn, để có những khoảnh khắc yên tĩnh mà suy ngẫm về cuộc đời, về thời thế, về chính bản thân. Từ đây, ta hiểu vì sao cảnh thu qua con mắt của nhà thơ lại đẹp nhưng buồn....

+ Đánh giá chung (nêu nghệ thuật, nội dung....)

Kết bài.
 
  • Like
Reactions: dotnatbet
Top Bottom