Văn 11 Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Lập dàn ý phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
Bạn tham khảo nha
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam
- Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
Thân bài:
1. Bức tranh thu
- Cảnh thu được đón nhận từ gần đến xa, rồi từ xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu -> mặt ao -> bầu trời; rồi từ bầu trời -> ngõ trúc -> ao thu -> thuyền câu
- Màu sắc
+ Bài thơ nói về mùa thu - mùa mát mẻ nhất trong năm, vì thế mọi cảnh vật hiện lên thật trong trẻo, yên bình.
+ Màu sắc đặc trưng: màu trong veo của nước, màu xanh ngắt của bầu trời, màu vàng của lá...
+ Trước tiên, hình ảnh mùa thu hiện ra bằng cảm nhận của thị giác "nước trong veo". -> ao thu tĩnh lặng, thanh khiết
+ Trong ao nhỏ có gió và sóng rất nhỏ, rất nhẹ. Độ trong của nước được miêu tả là "sóng biếc"
+ Nhắc đến thu là nhắc tới màu vàng, màu vàng ở đây là của chiếc lá "khẽ đưa vèo" bởi cơn gió thổi qua.
+ Dưới đất được miêu tả tỉ mỉ, bây giờ tác giả lại ngẩng lên, miêu tả bầu trời "trời xanh ngắt", đó là màu xanh đậm trong trẻo, cao rộng
=> Tất cả màu sắc được sử dụng trong bài đều là gam màu sáng, nhẹ nhàng, trong trẻo, gợi sự thanh mát của mùa thu
- Tiếng động
+ Mở đầu bài thơ là không gian tĩnh lặng, lạnh lẽo, không một tiếng động
+ Nhưng sau đó, khi có gió thổi qua, ta liền thấy tiếng động nhỏ "hơi gợn tí". Đó chỉ là sự chuyển động nhẹ, chuyển động mà như không
+ Chiếc lá vàng khẽ rơi nhưng không phải rơi một cách bình thường, tác giả đã khiến nó có hồn hơn khi để chiếc lá "khẽ đưa vèo". Tốc độ bay của lá gợi lên chút âm thanh nhưng cũng chỉ là âm thanh nhỏ, nhanh, vèo cái rồi biến mất
+ Hình ảnh ngõ trúc xuất hiện nhưng không hề làm không gian thêm tiếng động mà chỉ càng thêm yên tĩnh bởi ngõ xóm vắng người
+ Còn ngồi đây là tác giả, đang ngồi dáng ngồi bất bộng, không để ý đến việc cá cắn câu hay không. Không gian yên tĩnh tuyệt đối bởi chỉ có vài tiếng động nhỏ nhẹ vang lên nhưng rồi lại hết ngay, trở lại trạng thái lặng im
=> Tiếng động nhỏ, nhẹ, từ không gian nhỏ hẹp đến cả những tiếng động cũng trở nên hẹp lại, thu lại, muốn trả lại không gian sự yên tĩnh vốn có
- Bức tranh thu ẩn chứa sâu sắc tâm trạng con người
+ Đằng sau bức tranh thu với những cảm nhận tinh tế, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên đất nước, sự gắn bó thiết tha với những sự vật bình dị ở quê hương nhà thơ.
- Nói đến chuyện "câu cá mùa thu", nhưng thực ra tâm hồn nhà thơ đang tĩnh lặng để đón nhận cảnh thu, để suy tư về thời thế...
- Không gian tĩnh lặng của mùa thu ẩn chứa nỗi buồn cô quạnh, những uẩn khúc thầm kín trong tâm hồn nhà thơ
=> Cảnh thu trong bài thơ hiện lên thật đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm sự về thời thế của nhà thơ.
2. Tâm trạng của tác giả
- Trước hết đó là tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác... )
- Ta còn thấy ở đó tình yêu quê hương, đất nước. Đó là thiên nhiên của quê hương mình, tổ quốc mình: Là người gắn bó sâu sắc và thiết tha với quê hương, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thực, vừa tinh tế
- Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao:
+ Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự.
+ Tâm trạng ấy còn lan toả ra cả cảnh vật chung quanh, bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước.
3. Đánh giá
- Nội dung: Tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc của tác giả
- Nghệ thuật: Bức tranh thu được miêu tả chính xác nhờ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, bút pháp miêu tả và năng lực cảm nhận cảnh vật của nhà thơ
Kết bài.

Hoặc bạn cũng có thể xem một cách phân tích khác ở đây
https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-cac-so-do-tu-duy-trong-ngu-van-11.802756/
 
Top Bottom