Câu cá mùa THu của Nguyễn khuyến ??????

V

vuonghatien

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy bạn,anh chị và thầy cô chỉ giúp em với
Giải thích giùm việc đi câu cá của Nguyễn khuyến trong bài câu cá mùa thu chủ yếu là mục đích gì?
em trích dẫn 2 câu cuối trong "Câu cá mùa thu" là
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp đông dưới chân bèo"

ai biết thì chỉ nhanh giúp em với thanks nhjeu nha!!!
 
S

santax_9x

tui thấy thế này này
“Thu điếu” nghĩa là mùa thu, câu cá. 6 câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc… mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: “tựa gối ôm cần”. Một sự đợi chờ: “lâu chẳng được”. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “Cá đậu đớp động dưới chân bèo”. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá “đớp động” sau tiếng lá thu “đưa vèo”, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện với “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”, như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng.

giải thích như thế
xem có được ko ?
 
B

bocap1993

Mình xin trích dẫn bài phân tích trong BT Ngữ Văn 11. Bạn tham khảo nhé..............................................................................
Hai câu thơ trên cho biết người đi câu cá. Dưới ao"Cá đâu đớp động dưới chân bèo", nghĩa là vẫn có cá nhưng người đi câu phân tâm. Nguyễn Khuyến rút lui khỏi chốn quan trường về quê định làm một ẩn sĩ giữa thời buổi đất nước đang bị giặc Pháp xâm lược nhưng ông không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ. Tiếng động nhỏ của cá đớp dưới chân bèo, tiếng đọng duy nhất của bài thơ đã phá tan không gian vắng vẻ của cảnh thu. Chịu sự tác động của thời cuộc, lòng ông như những lớp sóng mà xôn xao, khuấy động.
Hai câu kết bài thơ là sự thừa tiếp đầy nghệ thuật sáu câu thơ đầu. Nếu sáu câu thơ đầu cực tả sự yên tĩnh, quạnh vắng, hiu hắt của cảnh thu rất hợp với không gian ẩn dật ở làng quê thì hai câu cuối cùng lại cho thấy trong sâu thẳm tâm hồn, người câu cá- Nguyễn Khuyến-không thể yên lòng nguôi quên cuộc đời để làm một ẩn sĩ, một nhuoiwf câu cá thực thụ.
 
T

thuy_a5

minh kung thay dc nhung minh kung ko hieu bai nay lam ! co ai ko giai dap may câu trên đi.............
 
T

thuha_148

Từ xưa ta nghe nói rất nhiều ẩn sĩ với những thú vui nhàn khác nhau. Khương Tử Nha (TQ) câu cá bằng lưỡi thẳng hay Nguyẽn Khuyến câu cá mùa thu. Nhưng khác ở chỗ mục đích mà họ câu cá là đẻ làm gì. Khương Tử Nha caau cá để chờ thời cơ diệt trụ còn Nguyẽn Khuyến thì "Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp đông dưới chân bèo".Hình ảnh về 1 tư thế của ông già câu cá ko dc thoải mái, thanh thản cúi người và tựa mặt lên đầu gối như suy nghĩ 1 điều gì đó. Phải chăng là tg đang trăn trở và buồn rầu về thế sự?. Sự chờ đợi như 1 sự mòn, vắng lặn,"lâu" mà chẳng dc gì. 1 tiếng động quậy nhẹ của con á lẻ loi lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ của ko gian mùa thu. Thủ pháp lấy động nói tĩnh đạt hiệu quả cao nhất. Ta cảm nhận 1 tâm hồn gắn bó với thiên nhiên và 1 tấm lòng yêu nc thầm kín. Tiếng động của cá như biến động của đất nc vậy, 1 tâm sự đầy đau buồn trước tình hình đất nc đầy đau thương!Câu cá đẻ giải toả tâm trạng nhưng câu rồi lại càng suy nghĩ nhiều hơn.
 
Top Bottom