Văn 10 câu ca dao hài hước

Kanae Sakai

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười 2017
189
72
69
Kon Tum
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…

(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 90, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Theo em, bài thơ mang đặc điểm ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Cơ sở nào để nhận diện đặc điểm ngôn ngữ bài thơ?
Câu 3. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đúng hay sai? Hãy giải thích cách lựa chọn của em.
Câu 4. Em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa được thể hiện trong bài ca dao?
mong mn giúp ạ
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
- Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…

(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 90, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Theo em, bài thơ mang đặc điểm ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Cơ sở nào để nhận diện đặc điểm ngôn ngữ bài thơ?
Câu 3. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đúng hay sai? Hãy giải thích cách lựa chọn của em.
Câu 4. Em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa được thể hiện trong bài ca dao?
mong mn giúp ạ
Câu 1 - Thể thơ lục bát
Câu 2 :
- Ngôn ngữ nói.
- Cơ sở nhận biết:
+ Bài thơ là lời đối đáp trực tiếp của chàng trai và cô gái.
+ Ngôn từ gần gủi, bình dị, tự nhiên.
Câu 3- Đúng.
- Cơ sở nhận biết:
+ Đây như là một cuộc giao tiếp giữa chàng trai và cô gái, để giải bày những suy nghĩ tình cảm của mình.
+ Sử dụng từ ngữ gần gủi, đời thường.
+ Sử dụng khẩu ngữ : " như là"...
Câu 4: Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, thế nhưng họ vẫn sống lạc quan vô tư và yêu đời tha thiết. Họ tin rằng nghĩa tình mới là thứ đáng giá nhất còn vật chất, của cải chỉ là phù phiếm mà thôi.
 
Top Bottom