CÂU BỊ ĐỘNG

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

GIỚI THIỆU VỀ THỂ BỊ ĐỘNG


Giới thiệu về thể bị động- Thể bị động là một cấu trúc phổ biến trong tiếng Anh và thường được dùng trong văn viết.
- Trong câu bị động, chủ từ không phải là tác nhân thực hiện hành động mà chịu ảnh hưởng bởi hành động đó.
e.g.:
+ Kim wrote the book. (Kim viết quyển sách đó.)
→ Đây là câu chủ động và chủ từ Kim là tác nhân gây nên hành động.
+ The book was written by Kim. (Quyển sách đó được viết bởi Kim.)
→ Đây là câu bị động và chủ từ the book chịu tác động bởi hành động.
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CẤU TRÚC CỦA THỂ BỊ ĐỘNG


1. Cấu trúc cơ bản: Be + PP (+ by agent)Trong đó: PP: past participle (V cột 3/ V-ed)
Notes:
- Be có thể được thay thế bằng get trong văn nói.
e.g.: He got killed in the accident. (Anh ta mất trong vụ tai nạn đó.)
- Muốn thiết lập câu bị động ở các thì ta chỉ việc chia thành phần đầu tiên tức be trong cấu trúc bị động trên theo thì đó.
Ví dụ: Động từ thì hiện tại tiếp diễn có dạng: am/ is/ are + Ving
Chia động từ be theo dạng này ta có: am/ is/ are + being (xem beV)
=> Động từ ở thì hiện tại tiếp diễn dạng bị động là: am/ is/ are + being + PP
- "agent" chính là chủ ngữ của câu chủ động.
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CẤU TRÚC CỦA THỂ BỊ ĐỘNG


2. Cấu trúc bị động theo các thì2.1. Hiện tại đơn giản (Simple Present)
S + is/ are/ am + PP (+ by agent)
e.g.: The book is written by Kim.

2.2. Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
S + is/ are/ am + being + PP (+ by agent)
e.g.: The book is being written by Kim.

2.3. Quá khứ đơn giản (Simple Past)
S + was/ were + PP (+ by agent)
e.g.: The book was written by Kim.

2.4. Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
S + was/ were + being + PP (+ by agent)
e.g.: The book was being written by Kim.

2.5. Hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
S + have/ has + been + PP (+ by agent)
e.g.: The book has been written by Kim.

2.6. Quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
S + had + been + PP (+ by agent)
e.g.: The book had been written by Kim.

2.7. Tương lai đơn giản (Simple Future)
S + will + be + PP (+ by agent)
e.g.: The book will be written by Kim.

2.8. Tương lai gần (Near Future)
S + is/ are/ am + going to + be + PP (+ by agent)
e.g.: The book is going to be written by Kim.

2.9. Tương lai hoàn thành (Future Perfect)
S + will + have + been + PP (+ by agent)
e.g.: The book will have been written by Kim.

Notes: Các thì Present Perfect Continuous, Past Perfect Continuous, Future Continuous, Future Perfect Continuous thường KHÔNG dùng trong thể bị động.
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
daidien.jpg

CẤU TRÚC CỦA THỂ BỊ ĐỘNG


3. Cấu trúc bị động của động từ khuyết thiếu (Modal Verbs)3.1. Dạng 1
- Câu chủ động: S + modal verb + V
- Câu bị động: S + modal verb + be + PP (+ by agent)
e.g.: They should serve this soup when it is still hot. (Họ nên phục vụ món súp này khi nó vẫn còn nóng.)
=> This soup should be served when it is still hot. (Món súp này nên được phục vụ khi nó vẫn còn nóng.)
3.2. Dạng 2
- Câu chủ động: S + modal verb + have + PP
- Câu bị động: S + modal verb + have + been + PP (+ by agent)
e.g.: They must have canceled the flight due to the storm. (Chắc hẳn họ đã hoãn chuyến bay vì cơn bão.)
=> The flight must have been cancelled due to the storm. (Chuyến bay chắc hẳn đã bị hoãn vì cơn bão.)

Tienganh123
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
4. Cấu trúc bị động đặc biệt với động từ hai tân ngữ
- Sau các động từ như bring, buy, cook, give, offer, teach, send, sell, tell... thường có hai tân ngữ theo sau.
=> Có hai hình thức bị động
e.g.:
Chủ động: I gave Tom (Oi) the notes (Od). (Tôi đưa cho Tom những lời ghi chú.)
Bị động 1 (Oi làm chủ ngữ): Tom was given the notes. (Tom được đưa cho lời ghi chú.)
Bị động 2 (Od làm chủ ngữ): The notes were given to Tom. (Những lời ghi chú được đưa cho Tom.)

Notes: Lưu ý khi chuyển bị động với động từ có hai tân ngữ
Trong cấu trúc bị động thứ 2 (Od làm chủ ngữ):
- Giới từ to thường đi sau các động từ: bring, hand, give, offer, pass, pay, sell, send, teach, tell...
- Giới từ for thường đi sau các động từ: bring, buy, cook...
e.g.:
+ The letter was sent to my best friend. (Bức thư được gửi tới người bạn thân nhất của tôi.)
+ This soup was cooked for her daughter. (Món súp này được nấu cho con gái cô ấy.)
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
MỘT SỐ CHÚ Ý TRONG CÂU BỊ ĐỘNG


1. Không cần nhắc tới tác nhân thực hiện hành động (+ by agent) khi:
- Tác nhân không quan trọng hay quá rõ ràng.
- Người nói/ người viết không biết hoặc không muốn nhắc đến.
Eg:
+ The new supermarket was opened last week. (Siêu thị mới mở cửa tuần trước.)
→ Ai mở siêu thị này không quan trọng.
+ My purse was stolen. (Ví của tôi bị mất cắp.)
→ Người nói không biết ai lấy cắp ví của mình.
+ The thief has been arrested. (Tên trộm đã bị bắt giữ.)
→ Tác nhân quá rõ ràng (the police).

2. Tác nhân (+ by agent) phải được nhắc đến khi tác nhân:
- Là một yếu tố quan trọng.
- Là một yếu tố gây bất ngờ.
e.g.:
+ The movie camera was invented by Thomas Edison. (Máy quay phim được phát minh bởi Thomas Edison.)
→ Tác nhân ở đây là yếu tố quan trọng.
+ This award-winning machine was invented by an illiterate man. (Chiếc máy đạt giải được phát minh bởi một người đàn ông mù.)
→ Tác nhân là yếu tố gây bất ngờ.

3. Động từ trong câu bị động phải là ngoại động từ (transitive verb - động từ có tân ngữ đi kèm).
e.g.:
Chủ động: Peter wrote (Transitive Verb) that letter (O). (Peter đã viết bức thư đó.)
Bị động: That letter was written by Peter. (Bức thư đó được viết bởi Peter.)

4. BY or WITH
- Dùng giới từ by để giới thiệu tác nhân thực hiện hành động.
- Dùng giới từ with để giới thiệu công cụ thực hiện hành động.
e.g.:
+ He was attacked by a strange man. (Anh ta bị tấn công bởi một người đàn ông lạ.)
+ He was attacked with a sharp knife. (Anh ta bị tấn công bằng một con dao.)
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÁCH CHUYỂN TỪ CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG


Để chuyển một câu chủ động thành câu bị động, thực hiện bốn bước sau:

Bước 1: Xác định chủ ngữ (S), động từ (V) và tân ngữ (O) của câu chủ động.
Bước 2: Chuyển tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động.
Bước 3: Chuyển động từ của câu chủ động thành dạng be + PP (dùng thì phù hợp) của câu bị động.
Bước 4: Chuyển chủ ngữ của câu chủ động thành by + agent của câu bị động. (Bước này có thể được bỏ đi).)
e.g.:
+ Chủ động: The man (S) has measured (V) the table (O). (Người đàn ông đang đo chiếc bàn.)
+ Bị động: The table (S) has been measured (be + PP) by the man (by + agent). (Chiếc bàn được đo bởi một người đàn ông.)

Notes: Lưu ý khi chuyển câu chủ động sang bị động
Nếu trong câu bị động có trạng ngữ chỉ nơi chốn và thời gian thì:
- Đặt trạng ngữ chỉ nơi chốn trước by + agent
- Đặt trạng ngữ chỉ thời gian sau by + agent
e.g.: He was attacked near the park by a thief at around 8 o'clock last night. (Anh ta bị tấn công gần công viên bởi một tên trộm vào khoảng 8 giờ tối qua.)
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÂU BỊ ĐỘNG (PHẦN NÂNG CAO)
daidien.jpeg

1 - BỊ ĐỘNG TRONG HÌNH THỨC CHỦ ĐỘNG


V-ing sau các động từ NEED/ WANT/ REQUIRE/ DESERVE / BE WORTHS + need/ want/ require/ deserve/ be worth + V-ing = S + need/ want/ require/ deserve/ be worth + to be PP

Cả hai cấu trúc trên đều mang ý nghĩa bị động, tuy nhiên cấu trúc thứ nhất lại có hình thức của câu chủ động.
e.g.: I need to cut my hair. = My hair needs cutting. = My hair needs to be cut. (Tóc của tôi cần được cắt.)
Như các em đã biết, động từ dạng V-ing mang ý nghĩa chủ động.
Tuy nhiên trong trường hợp need/... + Ving, mặc dù mang hình thức chủ động nhưng lại có ý nghĩa bị động.
Do đó các em cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
To V sau một số cụm danh từ và tính từ
Các em hãy quan sát các ví dụ dưới đây:
e.g.1: I have a lot of work to do. (Tôi có rất nhiều việc phải làm.)
Câu này dùng "to do" sau cụm danh từ "a lot of work", nó có hình thức của một câu chủ động nhưng lại mang ý nghĩa bị động. Có thể viết lại câu dưới dạng bị động như sau:
I have a lot of work that needs to be done.
e.g.2: There are some more tasks to finish. = There are some more tasks to be finished. (Còn một vài nhiệm vụ nữa cần phải hoàn thành.)
e.g.3: This shirt is too small to wear. (Chiếc áo này quá nhỏ để mặc.)
Như vậy sau một số cụm danh từ và tính từ ta có thể dùng "to V" hàm ý nghĩa bị động.
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÂU BỊ ĐỘNG (PHẦN NÂNG CAO)
daidien.jpeg

2 - V-ING VÀ TO V TRONG CÂU BỊ ĐỘNG


Trong tiếng Anh có những động từ được theo sau bởi V-ingto V
Chủ động: V + V-ing/ to V
Động từ ở dạng bị động tương ứng nếu theo sau những động từ thuộc dạng trên cũng phải có một trong hai dạng V-ing hoặc to V.
Bị động: V + being PP/ to be PP
e.g.:
+ To avoid being disturbed, she works in a quiet room. (Để tránh bị làm phiền, cô ấy làm việc trong một căn phòng yên tĩnh.)
→ Theo sau avoid là động từ dạng V-ing, dạng bị động tương ứng của disturbbe disturbed.
→ Kết hợp lại ta có: avoid being disturbed.
+ They wanted the story to be told again. = They wanted you to tell the story again. (Họ muốn bạn kể lại câu chuyện.)

Chú ý:
1. Khi muốn diễn tả ý hoàn thành, ta dùng:
to have + been + PP (đối với to V , thay cho "to be PP")
having +been + PP (đối với V-ing, thay cho "being PP")
e.g.:
+ I want these dishes to have been washed when I come back. (Mẹ muốn những chiếc đĩa này phải được rửa xong khi mẹ về nhà.)
+ She forgot having been given a big sum of money that day. (Cô ấy quên rằng mình đã nhận một số tiền lớn vào ngày hôm đó.)

2. Cách dùng V-ing và to V trong câu bị động không chỉ được áp dụng với những động từ mà còn áp dụng với tất cả các cấu trúc khác có chung đặc điểm là được theo sau bởi V-ing hoặc to V.
e.g.:
+ It is embarrassing to be watched by lots of people. (Thật xấu hổ khi bị nhiều người nhìn.)
to V theo sau tính từ
+ That company tried to prevent the book from being published. (Công ty đó đang cố ngăn không cho phát hành cuốn sách đó.)
V-ing theo sau động từ và giới từ
+ I am annoyed at having been made fun of. (Tôi thấy khó chịu khi bị đem ra làm trò cười.)
V-ing theo sau tính từ và giới từ
Chú ý: Động từ theo sau giới từ luôn ở dạng V-ing.
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
2.1 - V-ING TRONG CÂU BỊ ĐỘNG


Một số trường hợp cần lưu ý khi chuyển từ câu chủ động có V-ing sang câu bị độngCác em hãy quan sát hai trường hợp sau đây nhé:

1. Câu chủ động có cấu trúc: S + (V) + V-ing + O và câu bị động có cấu trúc S + (V) + being PP (S' là O trong câu chủ động)
Những động từ trong trường hợp này bao gồm: avoid, consider, delay, deny, describe, imagine, resemble, enjoy, like, hate, love...
Các em hãy quan sát các ví dụ tương ứng sau:
e.g.1: I enjoy taking the children to the zoo. (Tôi thích đưa bọn trẻ đến vườn thú)
e.g.2: The children enjoy being taken to the zoo. (Bọn trẻ thích được đưa đến vườn thú.)
Hai câu này có sự khác biệt về nghĩa.
Từ đó rút ra kết luận hai cấu trúc: S + (V) + V-ing + OS' + (V) + being PP khác nhau về nghĩa.

2. S + (V) + O + V-ing (Chủ động) = S' + (be) + PP + V-ing (Bị động)
Những động từ dùng trong cấu trúc này:
+ Động từ chỉ sự tri giác (see, hear,...)
+ catch (bắt lấy), film (quay phim), photograph (chụp ảnh), record (ghi âm)
e.g.: Someone saw him walking nearby. = He was seen walking nearby. (Người ta nhìn thấy ông ta quanh quẩn gần đó.)
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÂU BỊ ĐỘNG (PHẦN NÂNG CAO)
daidien.jpeg

2.2 - TO V (INFINITIVE) TRONG CÂU BỊ ĐỘNG


Với động từ có hai tân ngữMột số trường hợp cần lưu ý khi chuyển từ câu chủ động có to V sang câu bị động

1. S + (V) + to V + O (Chủ động) = S' + (V) + to be PP (Bị động)
Những động từ áp dụng trong trường hợp này: appear, seem, start, begin, come, continue, tend
e.g.: They started to respect John. (Họ bắt đầu tôn trọng John.)
→ John started to be respected. (John bắt đầu được tôn trọng.)

2. S + (V) + O+ to V (Chủ động) = S' + (be) + PP + to V (Bị động)
Những động từ dùng trong trường hợp này: advise, invite, ask, beg, order, persuade, remind, tell, warn...
Những động từ không dùng trong trường hợp này: like, love, hate, want, need, can't bear, wish...
e.g.1: The doctor advised him to eat more. (Bác sĩ khuyên anh ta ăn nhiều hơn.)
→ He was advised to eat more. (Anh ta được khuyên nên ăn nhiều hơn.)
e.g.2: He wants you to leave the office now. (Ông ta muốn anh rời khỏi văn phòng ngay bây giờ.)
KHÔNG NÓI: You are wanted to leave the office now. (Sai)
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÂU BỊ ĐỘNG (PHẦN NÂNG CAO)
daidien.jpeg

3 - BỊ ĐỘNG VỚI MAKE VÀ LET


Với động từ MAKE và LETĐộng từ theo sau make:
+ Ở dạng chủ động thường là động từ nguyên thể
+ Trở thành to V trong câu bị động
e.g.: She made her husband work all day long. (Cô ta bắt chồng mình làm việc cả ngày.)
→ Her husband was made to work all day long. (Chồng cô ta bị bắt làm việc cả ngày.)

Với động từ let ở dạng bị động ta không dùng let mà dùng be allowed to + V để thay thế.
e.g.: She lets him watch TV all day. (Cô ấy để cậu ta xem ti vi cả ngày.)
→ He is allowed to watch TV all day. (Cậu ta được phép xem ti vi cả ngày.)
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÂU BỊ ĐỘNG (PHẦN NÂNG CAO)
daidien.jpeg

4 - CẤU TRÚC ĐẶC BIỆT VỚI THỂ TRUYỀN KHIẾN


Với thể truyền khiến (Causative form)Thể truyền khiến với động từ have hoặc get
S + have/ get + O (chỉ vật) + PP
Trong đó:
S: là người tiếp nhận kết quả của hành động
have/ get: chia theo thì thích hợp
O: là vật tiếp nhận hành động
PP: động từ trực tiếp tác động vào O
- Được dùng để nhờ hoặc thuê ai đó làm điều gì (khi nói đến các dịch vụ phải trả tiền).
e.g.: I had a technician repair my computer.
→ I had my computer repaired by a technician. (Tôi thuê một nhân viên kĩ thuật đến sửa máy tính của tôi.)
- Dùng để nói ai là nạn nhân của việc gì, hoặc một điều không may xảy đến với ai đó.
e.g.: We had our house broken into last week. (Nhà của chúng tôi bị đột nhập tuần trước.)
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÂU BỊ ĐỘNG (PHẦN NÂNG CAO)
daidien.jpeg

5 - CẤU TRÚC ĐẶC BIỆT VỚI ĐỘNG TỪ TƯỜNG THUẬT


Với các động từ tường thuật (Verbs of reporting)- Các động từ tường thuật bao gồm: acknowledge, believe, claim, consider, estimate, expect, feel, hope, know, prove, report, say, think, understand...
- Các động từ này có hai cấu trúc bị động:
It + (be) + said + that clause
S + (be) + said + to infinitive
e.g.:
Chủ động: People (S1) said (V1) that she (S2) was (V2) nice to her friends. (Người ta nói rằng cô ấy rất tốt với bạn bè.)
Bị động 1: It was said that she was nice to her friends.
Bị động 2: She was said to be nice to her friends.

Các bước chuyển từ câu chủ động sang câu bị động dạng này:
CÁCH 1: Dùng chủ ngữ giả it, thực hiện các bước sau:
Bước 1:
Đặt It đầu câu.
Bước 2: Chia động từ tường thuật (say, think...) ở thể bị động với thì tương ứng.
Bước 3: Viết lại hoàn toàn mệnh đề sau that.
e.g.: People said that he was nice to his friends. (Người ta nói rằng anh ta rất tốt với bạn bè.)
→ It was said that he was nice to his friends.

CÁCH 2:
Bước 1:
Lấy chủ từ ở mệnh đề sau (S2) đem ra đầu câu làm chủ ngữ.
Bước 2: Động từ tường thuật (V1) được chia ở thể bị động, to be chia hợp với chủ từ và với thì của động từ.
Bước 3: Lấy động từ ở mệnh đề sau (V2) đổi thành to - infinitive và viết lại hết phần phía sau của động từ này.
e.g.: People (S1) said (V1) that he (S2) was (V2) nice to his friends. (Người ta nói rằng anh ta rất tốt với bạn bè.)
He (S2) was said (be PP) to be (to V) nice to his friends.

Chú ý: Khi dùng câu bị động theo cách 2
+ Nếu V2 xảy ra trước V1 thì cần đưa V2 về dạng nguyên thể hoàn thành (tức to have PP/ to have been V-ing).
e.g.: They believe he killed his wife. (Họ tin rằng anh ta đã giết vợ mình.)
→ He is believed to have killed his wife.
+ Nếu V1V2 cùng thời điểm thì V2 được đưa về dạng to V/ to be V-ing.
e.g.: They thought that he was cleaning the house. (Họ nghĩ rằng anh ta đang lau dọn nhà.)
→ He was thought to be cleaning the house.
+ Ngoài dạng nguyên thể đơn giản là to V, các dạng nguyên thể khác cũng được sử dụng trong cấu trúc bị động cách 2.


Tienganh123
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
CÂU BỊ ĐỘNG (PHẦN NÂNG CAO)
daidien.jpeg

6 - CẤU TRÚC ĐẶC BIỆT VỚI CÂU MỆNH LỆNH


Cấu trúc bị động của câu mệnh lệnhe.g.: Write (V) your name (O) on the board!
Let your name be written on the board! (Hãy viết tên của em lên bảng!)
Thực hiện các bước chuyển sang bị động như sau:
Bước 1: Thêm let vào đầu câu.
Bước 2: Đặt tân ngữ từ câu chủ động sau let.
Bước 3: Thêm be vào sau tân ngữ, để be ở dạng nguyên mẫu không chia.
Bước 4: Đổi động từ sang dạng PP (quá khứ phân từ) và đặt sau be.
Bước 5: Viết lại hết các phần còn lại của câu (nếu có).
 

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
18
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
7 - CẤU TRÚC ĐẶC BIỆT VỚI MỘT SỐ DẠNG KHÁC


Một số dạng bị động riêng lẻ1. Dạng 1
Chủ động: It is sb's duty to do sth
Bị động: Sb (be) supposed to do sth
Động từ be chia phù hợp với chủ ngữ.
e.g.: It is your duty to do this homework. (Nhiệm vụ của em là làm bài tập về nhà này.)
→ You are supposed to do this homework. (Em phải làm bài tập về nhà này.)

2. Dạng 2
Chủ động: It is impossible to do sth
Bị động: Sth can't be done
e.g.: It is impossible to repair this computer. (Không thể sửa được cái máy tính này.)
→ This computer can't be repaired. (Cái máy tính này không thể sửa được.)

3. Dạng 3
Chủ động: S + recommend/ suggest + V-ing + O
Bị động: S' + recommend/ suggest + that + S + (should) be PP
e.g.: They recommend building a house. (Họ gợi ý nên xây một ngôi nhà.)
→ They recommend that a house (should) be built.

3. Dạng 4
Chủ động: S + see/ hear... + O + V
Bị động: S' + (be) + seen/ heard... + to V
e.g.: We saw him talk to a young lady. (Chúng tôi nhìn thấy ông ấy nói chuyện với một người phụ nữ trẻ.)
→ He was seen to talk to a young lady. (Ông ta bị nhìn thấy nói chuyện với một người phụ nữ trẻ.)
 
Top Bottom