* Mở bài
- Giới thiệu một vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về giá trị nhân đạo của tác phẩm.(nội dung cần được phân tích)
* Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất sứ, thể loại và nội dung chính của tác phẩm Cảnh ngày hè
- Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi : được thể hiện chủ yếu ở 2 câu thơ cuối.
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khấp đòi phương."
+Ông ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho nhân dân được sống trong cảnh giàu sang, xung túc.
+ Với việc mượn điển tích cây đàn của vua Ngu Thuấn để tự răn mình, đã cho chúng ta thấy chí hướng cao cả của người anh hùng dân tộc: luôn khát khao đem tài trí của mình để hiện thực hóa tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân.
=>Ông có tấm lòng yêu nước, thương dân. Với mong muốn đem đến cho nhân dân một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
+ Quan tâm, thấu hiểu đến ước muốn và tâm nguyện của nhân dân.
- Tư tưởng nhân đạo đã chi phối Nguyễn Trãi không chỉ ở Cảnh ngày hè mà là trong toàn bộ sự nghiệp văn học của ông.
*Kết bài
- Khẳng định tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Cảnh ngày hè.
Chào em, trước khi đi vào phân tích nội dung câu hỏi thì chị sẽ cho em về dàn ý phương pháp làm văn nghị luận phân tích nội dung nhân đạo nhé.
Tới đây, chị sẽ tạm bỏ qua không nói dư thừa về mở và kết mà đi thẳng hướng dẫn về thân bài luôn nha ^^
1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác:
- Khi Nguyễn Trãi từ quan và bắt đầu cuộc sống ẩn dật ở chốn điền viên
- Cuộc sống thanh bình, giản dị đã giúp ông lắng nghe trọn vẹn nhịp sống của con người, của thiên nhiên và sáng tác nên "Cảnh ngày hè"
2. Khái niệm nhân đạo trong bài thơ:
- Giá trị nhân đạo trong bài thơ được tạo nên bởi niềm góc nhìn nhân sinh của nhà thơ với tấm lòng vì nước, vì dân.
- Nguyễn Trãi đồng thời thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên đất nước, khát vọng nhân dân một mảnh ấm no, phồn vinh và dẫu thân ở trong "nước sôi lửa bỏng", bị ngờ vực thì ông vẫn luôn lo lắng cho nhân dân, khao khát được cống hiến cho xã tắc.
- Ông tin tưởng rằng hậu thế sẽ hiểu cho tấm lòng trung trinh, hết lòng vì dân vì nước của ông
=> Bài thơ phản ánh giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học chân chính
3. Biểu hiện giá trị nhân đạo trong tác phẩm Cảnh ngày hè:
- Tố cáo xã hội: căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác, một nhân tài như Nguyễn Trãi không được trọng dụng mà bị quan lại kiêng kị, vua tôi nghi ngờ khiến bản thân chỉ có thể lựa chọn con đường ẩn dật, không thể tiếp tục cống hiến sức mình cho đất nước
- Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và khung cảnh của cuộc sống sinh hoạt bình an, yên ổn nơi ẩn cư.
- Xuất phát từ tâm hồn cao thượng và nhân cách cao quý, dẫu trong cảnh ngờ vực, chèn ép của chốn quan trường thì ông vẫn một lòng hướng về nhân dân, mong muốn cống hiến sức mình để dựng xây nên một xã hội phồn vinh, nhân dân cơm no áo ấm.
- Ông nhận thức hiện thực chồng chéo âm mưu, nguy cơ nhưng đồng thời cũng từ chính cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình, bộc lộ tâm tư, tình cảm cũng như hy vọng rằng một ngày nào đó mình có thể lại được trọng dụng, có thể ra sức dựng xây đất nước, góp phần tạo nên một vùng trời thái bình thịnh thế.
4. Đánh giá về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Cảnh ngày hè:
- Là một tác phẩm xuất sắc trong nền văn học trung đại
- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình (đặc trưng của văn học trung đại) để gửi gắm tâm tư, tình cảm đồng thời nói lên nỗi ưu sầu về nhân dân và bộc lộ khát vọng cống hiến vì dân, vì nước của mình.
Trên đây là bài hướng dẫn của chị. Nếu em có bất kỳ thắc mắc gì thì cứ phản hồi lại nha. Chị sẽ giúp em giải đáp thêm nè ^^ Chúc em học tốt ^^