S
s0cbay_kut3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ăn nên làm ra nhờ khủng hoảng
Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều ngành khác điêu đứng, nhưng lại là thời điểm ăn nên làm ra của nghệ thuật thứ bảy. Những năm 1930 của cuộc Đại Suy Thoái nổi tiếng cũng là những năm Hollywood bước vào thời hoàng kim.
Hầu như mỗi khi nền kinh tế hắt hơi sổ mũi, người ta lại chứng kiến doanh thu phòng vé ở Hollywood tăng vọt. Đợt cảm cúm kinh tế lần này cũng vậy, tuy số lượng phim ra rạp bị cắt giảm khoảng 14% để cân đối ngân sách, các nhà làm phim vẫn lạc quan về tổng doanh thu mà các phòng chiếu phim sẽ mang về trong năm nay.
Up
Tự tin như vậy không phải là vô cớ. Bởi ngoài những phần tiếp theo hoành tráng bảo đảm sẽ ăn khách như Transformers, Harry Potter, họ còn có một vũ khí lợi hại để quyến rũ khán giả vào thời điểm này của nền kinh tế: các bộ phim hài, thể loại phim được ưa thích nhất khi kinh tế lâm vào cảm cúm.
Trong lúc cả xã hội đều đau đầu, nhăn trán mếu vì tiền, họ rất cần những nụ cười sản khoái dù chỉ là 90 phút ngắn ngủi xem phim.
Một lý do nữa khiến phim hài và tình cảm hài cực thịnh thời suy thoái kinh tế đó là lý do kinh phí. Là thể loại phim ít cháy nổ nên chẳng cần cầu viện nhiều đến kỹ xảo tinh vi hay những phim trường hoành tráng, vốn là những khoản tiêu tốn khiến các nhà làm phim dễ lâm vào cảnh viêm màng túi.
(500) Days Of Summer
Chưa kể thời gian để làm một bộ phim hài khá nhanh, các nhà sản xuất có thể yên tâm, không phải lo lắng về chuyện bấm bụng chi thêm những khoản phát sinh, vượt ngoài dự kiến như các bộ phim lớn.
Kinh phí làm phim hài gọn nhẹ hơn phim hành động, cũng có nghĩa là thu hồi vốn nhanh hơn để tiếp tục đầu tư vào dự án khác, thay vì phải ăn dầm nằm dề ở ngoài rạp mới mong huề vốn. Vậy mà phim hài lại còn có lợi thế trong việc phân phối đến khán giả.
Giá nhập phim hài để công chiếu ở rạp bao giờ cũng dễ chịu hơn là những phim bom tấn. Nên các chủ rạp phim chăm chỉ chiếu phim hài nhiều hơn là đứng ngồi không yên với những phim giá cao hàng khủng.
The Proposal
Một ví dụ rõ ràng, dù cùng thu về hơn 300 triệu đô la từ phòng vé, nhưng The Proposal chắc chắn là một món hời hơn G.I. Joe: The Rise of Cobra khi kinh phí thực hiện chưa tới ¼.
Xu hướng của các phim hài những năm gần đây là tận dụng diễn viên mới, trẻ trung, diễn xuất ổn mà thù lao dễ chịu, thay vì xòe tiền mời cho được các ngôi sao đắt giá.
Dàn diễn viên của The Hangover và (500) Days Of Summer không bao gồm những tên tuổi lớn, nhưng đã làm nên hai bộ phim được cả khán giả và giới phê bình cùng yêu thích.
The Hangover
Trong đó The Hangover được xem như hiện tượng của năm khi lọt vào top 5 phim có doanh thu cao nhất 2009 tính đến nay, vốn là lãnh địa của các bom tấn, sequel hàng khủng.
Còn các ngôi sao lớn, tập trung vào những phim hình sự, khủng bố, thảm họa lại phải ngậm ngùi nhìn phim của mình ế ẩm. The Taking of Pelham 123 của Denzel Washington và John Travolta, Public Enemies của Johnny Depp, hay The Surrogates
Có lẽ cũng vì tham vọng nhắm tới nhiều khán giả hơn, nên phim hài hiện nay cũng đa dạng và màu sắc hơn xưa.
Những phim hài tình cảm pha chút lãng mạn vốn được xem là làm riêng cho khán giả nữ không còn chiếm tỷ lệ áp đảo như trước. Thay vào đó là sự nở rộ của những phim hài dành cho các chàng trai, thực tế, thậm chí hơi thô nhưng thẳng thắn, hài hước và cho nhân vật nam được đóng vai chính, chứ không phải chỉ phụ họa cho các cô gái như trước.
của Bruce Willis đều mang lại kết quả đáng thất vọng so với danh tiếng của họ.
Forgetting Sarah Marshall
The Hangover; I Love You, Man hay Forgetting Sarah Marshall là ví dụ. Có người nói, để biết một phim hài nào đó là dành cho khán giả nữ hay nam chỉ cần nhìn vào các... cảnh ói.
Nếu trong những phim chick-flick, nhân vật chỉ cần vội vàng hốt hoảng chạy vào úp người lên bồn rửa mặt là khán giả đủ hiểu, thì phim hài dành cho các chàng trai sẽ cho khán giả được thấy tận mắt “chất ói” phun ra từ miệng nhân vật.
Khán giả muốn cười hơn bao giờ hết
Một chuyên gia phân tích của trang Hollywood.com nhận xét: “Phim ảnh giúp người ta không chỉ thoát khỏi ngôi nhà của mình, mà còn đến được một thế giới hoàn toàn khác.”
Princess and the Frog
Một khi bước chân vào rạp tối, người ta có thể tạm dẹp những lo âu phiền muộn hàng ngày để hòa nhập vào thế giới đang diễn ra trước mắt. Tiền mua vé để có “2 tiếng đồng hồ vào thế giới khác” lại rẻ hơn đi ăn ngoài, xem kịch hay các hình thức giải trí khác.
Và có lẽ trong những ngày u ám vì kinh tế xuống dốc, thế giới tươi sáng của những bộ phim hài có sức hấp dẫn, mời gọi khán giả tìm đến “trú ẩn” hơn bao giờ hết.
Đứng trước quầy bán vé, người ta thà rút ví mua tiếng cười để có thể thấy yêu đời, phấn chấn hơn là xem những bộ phim mang nặng tính bạo lực, vẽ nên viễn cảnh đen tối và có hại cho nền kinh tế (khủng bố, tin tặc, trộm cướp).
Ice Age 3
Đó cũng chính là lý do làm nên thành công vang dội của Up, Ice Age 3, Princess and the Frog... những phim hoạt hình có nhiều tình tiết vui nhộn thu hút cả trẻ con và người lớn.
Dù dính phải hàng tá rắc rối, đối mặt với những chuyện dở khóc dở cười nhưng các nhân vật chính đều không tuyệt vọng. Mạch phim là chuỗi những tiếng cười, mọi vấn đề rối rắm nhất được giải quyết bằng những cảnh hài vui nhộn. Khán giả được truyền cảm hứng và lên giây cót tinh thần sau khi ra khỏi rạp phim.
Confessions of A Shopaholic
Một phim chick-flick vừa qua không thành công như mong đợi, Confessions of A Shopaholic, được giải thích là vì nhắc đến tiền bạc nhiều quá. Trong thời điểm này, mọi người đã đủ đau đầu về kinh tế lắm rồi, nên chẳng ai muốn thấy cảnh một cô nàng lâm vào cảnh nợ nần vì chi tiêu quá trớn nữa.
Không đâu xa xôi, chính tại Việt Nam, phim hài cũng là kẻ ngự trị. Khán giả Việt chuộng phim hài nhiều hơn. Các nhà sản xuất lớn như Thiên Ngân, Phước Sang hay BHD đều theo công thức làm phim hài cho mùa phim Tết vừa rồi. Những phim bán nụ cười kiểu này bảo đảm cho doanh thu phòng vé nhờ đánh trúng nhu cầu được cười nhiều của khán giả nhà.