Cần trả lời gấp

C

cactaceous

Hãy chứng minh hào khí đông a của đất nước ta.......................................................

Bạn chứng minh qua tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Mình nghĩ có 2 luận điểm chính
a) Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
- Tác giả dẫn chứng hàng loạt các tấm gương trung quân ái quốc tiêu biểu ở đầu tác phẩm (Kỉ Tín, Nguyễn Văn Lập...)
- Đất nước được hòa bình, nhân dân được ấm no, chính là do những tấm gương xả thân vì nước, ko tiếc thân mình
b) Lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù âm lược: => trọng tâm
- Bằng những câu văn biền ngẫu, giọng điệu đanh thép, tác giả đã phần nào vạch trần tội ác tột cùng của quân giặc ("sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ....)
- Lòng căm thù giặc sâu sắc ("Ta thường tới bữa quên ă, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa....ta cũng vui lòng)
- Chí trích quân sĩ ko lo gì đến tình hình đất nước ("lấy việc chọi gà làm vui đùa, đánh bạc làm tiêu khiển....")
- Lời khuyên của Trần Hưng Đạo (Nay ta bảo thật các ngươi....")
- Ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược (đoạn cuối)
 
Last edited by a moderator:
2

23121999chien

1.Giải thích:
- Nhà Trần thừa kế truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước Đại Việt trên cơ sở ý thức tự lập , tự cường dân tộc .Ba lần giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta là ba lần chúng đều đại bại.Dưới thời Trần , đất nước hoà bình , thịnh trị , nhân dân sống ấm no.
- Hào khí Đông A là hào khí đời Trần .Do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đông hợp thành .Tuy nhiên ,nói tới hào khí Đông A không chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà cong chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X dến thế kỷ XV.
- Biểu hiện của hào khí Đông A là tinh thần tự lập , tự cường , lòng yêu nước , khát vọng lập công giúp nước ; ý chí quyết chiến , quyết thắng mọi kẻ thù.
2. Hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải:
- Hoàn cảnh sáng tác:
+Cuối năm 1284, quân Nguyên – Mông do Thoát Hoan càm đầu ồ ạt tấn công nước ta lần thứ II.Trước sức mạnh của quân giặc ,Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông phải rời kinh đo đi lánh nạn.Nhưng chỉ mấy tháng sau , vào tháng 5-1285(tháng 4 năm Ất Dậu ),quân ta đã phản công baats ngờ, chiến thắng lớn ở trận Hàm Tử, tháng 7 – 1285 (tháng 6 năm Ất Dậu), ta lại thắng lớn ở Chương Dương.Kẻ thù thất bại hoàn toàn.
+Sau chiên thắng,Trần Quang Khải là người hộ giá hai vua Trần trở về kinh do.Trong không khí ngày khải hoàn,Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này.
- Tái hiện lại khí thế chiến thắng của dân tộc,bày tỏ niềm tự hào của tác giả :
Đoạt sóc Chương Dương độ.
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
(Chương Dưong cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)
- Khát vọng xây dựng đất nước vững bền lâu đời
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san
(Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu)
3. Hào khí Đông A trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
- Hoàn cảnh sáng tác :
Năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kết hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều dến hào khí trong bải thơ.
- Hào khí dân tộc thể hitện qua tư thế,hành động của người trai Đại Việt :
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí ắt sao Ngưu)
- Khát vọng lập công giúp nước, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc :
Nam nhi vị liễu công danh trái.
Tu thính nhân gian nghe thuyết Vũ Hầu.
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
4.Kết luận :
- Hào khí Đông A còn thẻ hiện không chỉ ở lĩnh vực chính trị,lịch sử mà cả trên các lĩnh vực văn hoá,học thuật...
- Hào khí này sẽ âm vang ở thời đại sau.Trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu có tư thế của một con người tráng chí bốn phương,tâm hồn phóng khoáng,rộng mở.Trong Cảm hoài của Đặng Dung có phong thía của đấng anh hùng thất bại mà vẫn ngạo nghễ trước cuộc đời...
 
Top Bottom