cẦn toÀn dÂn gÓp Ý......:D

C

cry_12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cÔ giÁo eM chO đỀ nÀ nhƯ thẾ nÀy :
eM hÃy lÀm mỘt đOạn vĂn phÂn tÍch bA cÂu cuỐi cỦa bÀi đỒng cHý (Chính Hữu)

Bài lÀm cỦa eM:
Để kết thúc bài thơ "Đồng chí", chỉ với ba câu thơ ngắn nhưng Chính Hữu đã cho ta thấy đc hình ảnh mang tính chất biểu tượng mà lãng mạn:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng sát bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Một buổi gác đêm như bao buổi gác đêm khác. Vẫn là hai người lính, vẫn là rừng Việc Bắc mù mịt trong sương khói và buốt giá, lúc nào nguy hiểm cũng rình rập. Phải canh gác trong điều kiện khắc nghiệt, rét buốt, tác giả nêu ra một câu lòng ấm lòng mỗi người lại:"đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Dù có đang thực hiện nhiệm vụ, song họ vẫn thể hiện tình cảm thân thiết mình dành cho nhau được. Đứng cạnh bên nhau, nghe như liền một khối, nghe thật thân thiết keo sơn. Và trong sự gắn bó đó, ắt hẳn họ đã có thêm dũng khí. Những người lính không phải là gác phòng giặc nữa mà là "chờ giặc tới". Câu thơ như nói lên là họ biết giặc sẽ tới, từ thế bị động họ chuyển sang thế chủ động. Đứng gác không chỉ có hai người lính mà còn có trăng. Trăng đã trở thành một người bạn thân thiết với những người lính suốt bao đêm canh gác. Trăng xuất hiện làm cho 3 câu cuối trở thành một bức tranh mang tính hiện thực khắc nghiệt mà vẫn thơ mộng lãng mạn, thể hiện rõ rệt ở câu thơ "đầu súng trăng treo" làm cho chất trữ tình và chất chiến đấu hoà quyện vào với nhau. Một hình ảnh rất bất ngờ, cô đọng và giàu sức biểu cảm, tạo thành nhiều liên tưởng. Chỉ bằng một hình ảnh thôi, tác giả đã thồi cái lãng mạn vào cho bức tranh canh gác giữa rừng đêm của những người lính. Hình ảnh này chỉ có thể được phát hiện bởi người lính khi quan sát bạn mình cầm súng trên tay. Trăng và súng, một gần một xa, một tinh thần chiến đấu và một tâm hồn thi sĩ, một cứng rắn và một thơ mộng lãng mạn. Hình ảnh đó như làm sáng lên người chiến sĩ, như ca ngợi những người chiến sĩ. Họ cầm súng để bảo vệ đất nước, quê hương, tự do. Một công việc nhân đạo, thiêng liêng và cao quý, để cho muôn đời sau còn noi theo và ghi nhớ.
 
F

faustvn01

Anh đã đọc bài viết của Cry_12. Cho phép anh có đôi lời về cảm nhận (không phải nhận xét nha) về bài viết nhé.

Trước hết, anh nhận thấy, qua bài viết, một người hiểu đúng và khá sâu sắc về đoạn thơ (và cả bài thơ, anh tin thế) đồng thời có các kĩ năng phân tích, bình luận khá thành thạo. Tác giả đã có những đồng cảm, rung cảm với vẻ đẹp của hình ảnh thơ. Đây đó, bắt gặp những phát hiện, nhỏ thôi, nhưng khá thú vị: như khi phân tích ý nghĩa hình ảnh "đứng cạnh bên nhau", tâm thế "chờ giặc tới". (đấy chính là cách để các em tạo ra sự khác biệt trong bài viết của mình, hãy bám sát vào từ ngữ, hình ảnh tác phẩm, phát huy sự liên tưởng, tưởng tượng... để hiểu và cảm về các câu thơ, các hình ảnh thơ).

Bài viết đã đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra trong dung lượng một đoạn văn gọn gàng, hệ thống ý rõ ràng, súc tích. Người viết có khả năng diễn đạt tốt, hành văn trôi chảy, lưu loát, sử dụng nhiều kiểu câu để tạo sự đa dạng trong cách diễn đạt, một số câu có cách diễn đạt giàu hình ảnh, khéo léo: "Chỉ bằng một hình ảnh thôi, tác giả đã thổi cái lãng mạn vào...".

Nói chung, đây là một đoạn văn tốt, rất đáng để chúng ta tham khảo.

Anh cũng có thêm một số "góp ý" nhỏ về bài viết nhá:
- Về chữ viết, em nên chọn phông chữ sao cho các bạn đọc cảm thấy thoải mái, dễ dàng.
- Trong đoạn trích thơ, em còn chép nhầm chữ "đứng cạnh" chứ không phải "đứng sát".
- Trong việc dùng từ, đôi chỗ các từ em lựa chọn tỏ ra chưa phù hợp với nội dung diễn đạt: như việc đánh giá hành động của những người lính như một "công việc nhân đạo" thì quả là chưa ổn lắm, em nhỉ!
- Với vốn hiểu biết và khả năng hành văn sẵn có, anh hình dung mình sẽ được đọc một bài viết hay, sâu sắc và xúc động hơn nhiều nếu em phát huy trí tưởng tượng phong phú, có thêm những liên tưởng, so sánh, những xúc cảm cá nhân....

Đó là những cảm nhận của anh về bài viết. Mong em tiếp tục phát huy khả năng của mình và giữ mãi tình yêu với văn học, nhé :D.
 
C

cry_12

đây là nhận xét off cô giáo em :
Ưu điểm : Bài làm có thể hiện sự cố gắng và kiến thức. Có sức viết.
Nên chia đối tượng phân tích là hai câu đầu và câu cuối. Không nên phân tích từng câu một
Lúc mở đầu thiếu sự giới thiệu qua hay có thể nói là tổng kết sơ lược hai đoạn trên, chữ biểu tượng dùng trong bài thơ chưa rõ ý. Nó là biểu tượng của tình đồng chí
Phần phân tích câu một là một đoạn kể lể. Chưa chịu khó khai thác kĩ hơn nữa nghệ thuật trong câu một.
Phần phân tích câu hai chưa xác định được chủ đề chính cần phân tích. Phân tích không rõ nét nghệ thuật chính.
Không có kết nhỏ của hai câu đầu.


Còn đÂy lÀ mỘt bÀi cÔ lÀm mẪu cHo hỌc sInh thẤy mÚn phÂn tÍch bÀi nÀy tHì phẢi nHư thẾ nÀo
Hai phần trên của bài thơ, nhà thơ đa miêu tả những đặc điểm tương đồng của những người đồng chí như giai cấp, hoàn cảnh sống,những vẻ đẹp tâm hồn.Ở ba câu cuối, nhà thơ đã đưa ra một hình tượng lãng mạng nhưng chân thực và sinh động, mang tính biểu tượng về tình đồng chí, về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Hai câu thơ đầu, nhà thơ miêu tả một buổi gác đêm trong rừng sâu Việt Bắc của hai người đồng chí. Câu thơ đầu tiên chỉ có sáu chữ nhưng diễn tả rất đầy đủ những gian khổ, khó khăn trong quân ngũ "đêm nay" cho ta biết thời gian của buổi gác đêm thật là nghiệt ngã; đây là thời gian mà lẽ ra người chiến sĩ phải được nghỉ ngơi sau một ngày vừa lao động vừa chiến đấu gian khổ. Không gian "rừng hoang" cho người đọc cảm nhận được những hiểm nguy rình rập xung quanh như thú dữ, rắn độc hoặc giạc Pháp phục kích. Thời tiết lại có "sương muối" lạnh lẽo và thêm phần nguy hiểm. Chỉ cần một câu thơ nhà thơ đã miêu tả được thời gian, không gian và thời tiết của buổi gác đêm thật là khắc nghiệt, gian khổ. Câu thơ thứ hai mộc mạc giản dị như nó vốn có nhưng mà lại làm sáng bừng lên không gian âm u, hoang dã của núi rừng Việt Bắc. Trọng âm của câu thơ rơi vào từ "chờ" nhấn mạnh ý chí kiên cường ,tinh thần chủ động, sắn sàng chiến đấu của hai người chiến sĩ. Chính Hữu đã miêu tả một buổi gác đêm trong phần kết của bài thơ để tôn vinh sức mạnh của tình đồng chí. Họ phải sống trong gian khổ, bênh tật, thiêu thốn nhưng họ vẫn bên cạnh nhau truyền hơi ấm cho nhau trong giá lạnh, truyền ý chí kiên cường quyết chiến quyết thắng trong từng trận đánh cho nhau. Đó chính là sức mạnh vô địch của những người Việt Nam trong cuộc kháng chiến gian nan. Suốt cả bài thơ, nhà thơ miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ bằng bút pháp nghệ thuật hiện thực, chân thực giản dị. Đến câu thơ cuối cùng nhà thơ đã viết một câu thơ đầy tính lãng mạn bay bổng "đầu súng trăng treo".Đây là một hình ảnh muêt tả trong không gian ba chiều. Một người đứng đối diện với người khác nhìn đầu súng trong đêm khuya như chàm vào vầng trăng trên trời cao. Đây là một hình ảnh chân thực, có nhiều nhà thơ đã sử dụng như Tố Hữu "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan". ĐẶt ở câu kết bài thơ hình ảnh này bỗng toả ra những ý nghĩa sâu sắc. Biểu tượng cuả tình đồng chí là cầm chắc vũ khí bảo vệ vẻ đẹp của đất nước, tổ quốc. Còn có ý nghĩa về cuộc kháng chiến chống Pháp của ta vừa rất quyết liệt nhưng cũng rất lãng mạn bay bổng. Ba câu thơ rất giản dị chân thực nhưng để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc. Đó không chỉ là vẻ đẹp tâm hồn của người làm thơ. Không có tình yêu quê hương đất nước, không có sự đồng cảm với cuộc sống quân ngũ thì không thể có hình ảnh thơ rung động lòng người đến thế.
(vừa sáng tác vừa đọc=> cô pro siêu cấp )
 
N

nhoc_style_dethuong

bài của cry_12 thì khá hay, nhưng cách dùng từ hơi bị thô phải mượt mà 1 tí, góp ý mở bài 1 tí nhá:
thay vì để kết thúc bài thơ.... thì ta để là đến với 3 câu thơ cuối của.... nghe nó hay hơn. chứ mới vào mà đã kết thúc rồi thì nghe nó sau đâu á!!!
 
X

xt390

Bạn à bài của bạn khá là hay đó,nhưng mình cảm thấy nó không đi vào chi tiết nhìều như của cô giáo thôi.
Mình vẫn thích bài bạn làm hơn, chắc là vì cùng một sự cảm nhận ở lứa tuổi giống nhau
 
L

leejunki18

Chị thấy câu cuối cùng em dùng :"Một công việc nhân đạo thiêng liêng & cao quý, để cho muôn đời sau còn noi theo & ghi nhớ" em dùng từ"nhân đạo" là thiếu chính xác...........với lại vế sau nữa....ko có sức thuyết phục người đọc cho lắm...

Chị chỉ góp ý thế thôi...tại bài này cũng alf bài mà hồi lớp 9 chị đi thi HSG ...câu này 3 điểm chị được 2.5........em thấy đúng thì tiếp thu...ko thì cũng ko sao.......:D:D:D
 
Top Bottom