Cán sự lớp hẹn địa điểm… đánh nhau

C

conanghaudau

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cán sự lớp hẹn địa điểm… đánh nhau


Nhiều đơn thư kêu cứu gửi TP về học sinh bị đánh
Lớp 11B, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Chi Lăng đang giờ học. Chợt thấy một số bạn ở tổ 2 nói chuyện riêng, Toan (Bí thư chi đoàn lớp 11B) có ý nhắc nhở nhưng N. (Phó bí thư chi đoàn) vẫn không nghe, nên Toan đã “chấm tội” nhóm N. vào sổ của lớp. Tan học Toan được thông báo sẽ có ngày bị “xử”. Toan đáp: “đánh thì đánh chứ sao” (!?).

Vào lúc 12 giờ 15 phút ngày 1/12/2007 khi Toan đi đến khu vực Đồng Tiến (thuộc xã Quang Lang, huyện Chi Lăng) thì thấy N. cùng 3 người phụ nữ khác đứng giữa đường chặn lại, yêu cầu xuống xe để “nói chuyện”. Thế là cuộc ẩu đả xảy ra.

Toan túm tóc đối phương giật mạnh, còn N. cùng 3 người khác xông vào đấm, đá túi bụi vào mặt, vào người làm Toan tím bầm nhiều nơi trên cơ thể.

Tại phiếu khám nghiệm thương tích số 34 của Trung tâm ytế huyện Chi Lăng xác nhận: “Đa chấn thương phần mềm, giảm thị lực mắt phải tạm thời”. Hai bên gia đình làm đơn kiện cáo nhau, nhà trường hòa giải không thành, phải làm công văn kiến nghị công an vào cuộc, giải quyết vụ việc.

Còn tại Trung tâm Kỹ thuật -Tổng hợp - Hướng nghiệp (KT-TH-HN) tỉnh và trường THPT Việt Bắc (thành phố Lạng Sơn) thì chuyện nữ tụ tập để “choảng” nhau trước cổng trường là chuyện không hiếm. Hầu như tuần nào cũng có một vài cuộc ẩu chiến làm náo loạn cả khu phố.

Gần đây nhất, trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm 2008, hai nhóm nữ sinh lớp 12A và 12 B thuộc Trung tâm KT-TH-HN tỉnh kéo nhau đến cầu Đông Kinh (thuộc phường Chi Lăng) hỗn chiến. Hai bên dùng túi sách, guốc dép choảng nhau. Lực lượng cảnh sát 113 và công an phường phải đến can thiệp. Lý do dẫn đến cuộc đánh nhau: Vì cho rằng đối phương “nhìn đểu” và có chút ghen tuông quan hệ nam nữ.

Học giỏi hơn cũng bị “xử”

Chưa bao giờ Đỗ Thị T., học sinh lớp 11A4 trường THPT Chi Lăng A lại mong ngóng đến kỳ nghỉ hè như vậy vì sẽ thoát khỏi sự truy bức, hành hạ của một số “đại ca” trong lớp. T. kể: Vào học lớp chuyên Văn- Sử ở một trường có tiếng ở huyện Chi Lăng là niềm mong ước nên T. cố gắng học tập và đã đạt được kết quả tốt, được giao trọng trách là lớp trưởng. Thế là một số bạn trong lớp hiềm khích, ghen ghét và lấy cớ gây sự.

Kể từ đầu học kỳ I năm học 2007, nhiều lần tan học, T. bị chặn đường và bị một số “đầu gấu” trong lớp do H. và Tr. cầm đầu dùng chổi khô, guốc nhọn đập tới tấp vào mặt, vào đầu, có lần bị tát vào mặt, giật tóc, bắt quỳ xuống đất. Có ngày em bị hành hung đến 2 lần nên rất sợ. T. tâm sự: “Mười năm qua, năm nào em cũng đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Nhưng từ khi bị đánh, sức học của em đuối dần và kết quả năm học này tụt xuống học lực trung bình”

Nữ sinh đánh nhau, đau lòng cha mẹ

Ông Đỗ Đăng Phú, bố của T. trình bày với phóng viên: “Cháu nhà tôi là một đứa trẻ nhút nhát, sức khỏe không được tốt. Gần đây cháu gầy xanh đi trông thấy. Tôi mải làm công việc nhà nông nên không để ý, hơn nữa cháu sợ trả thù nên không báo cho cô giáo, bố mẹ”.

Ông Phú cho biết, mặc dù đã trình bày với cô giáo chủ nhiệm nhưng trước sự hoảng loạn của con, chắc gia đình sẽ tính đến chuyện xin chuyển cho T. đi học trường khác. Còn trong đơn kiến nghị của mình, ông Vũ Văn Lu (cha của Toan) bức xúc viết:

“Nay thương tích bầm tím khắp người, gây cho cháu đau đớn. Không những thế còn gây cho tâm hồn cháu rất hoang mang, lo sợ. Có khả năng không dám đi học nữa...”.

Mẹ của N. đau khổ giãi bày: “Thấy con đi học bình thường, ai ngờ lại có chuyện đàn đúm, đánh nhau như vậy. Mấy hôm nay, tôi không ăn, không ngủ vì con”.

Nạn bạo lực trong học đường đang là tiếng chuông báo động ở các trường phổ thông. Việc các nữ sinh bị tiêm nhiễm các thói hư, tật xấu trong các trò chơi điện tử, phim ảnh không lành mạnh đang là mối lo của những người có trách nhiệm.

Bên cạnh việc thiếu quan tâm, theo sát con cháu của bậc phụ huynh học sinh thì vai trò, trách nhiệm các nhà trường, nhất là các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh cũng cần xem xét một cách nghiêm túc. Có nhà trường lại lúng túng trong việc giải quyết dứt điểm vì đùn đẩy, cho rằng sự việc đánh nhau xảy ra ở ngoài nhà trường.
 
P

phuongkoyeu

đánh nhau trong hs thì nghe nhìu rồi
dưng mà cán sự lớp thì mới nghe lần đầu đấy
 
M

manhhuong.zteen9x

can' su. lop' danh' nhau la` chuyen. binh` thuong` thoi nhe
chang? co' gi` ca?
truòng toi co' rat' nhieu`
ma` ca? toi cung~ vao` nhom' may' thang` lap' truong? di danh' nhau B-) B-) B-) B-) B-) B-) B-) B-) B-) B-)
 
Top Bottom