cần ngưòi giúp gấp gấp !! 2 ngày nữa thi

P

phu0ngpr0

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em chuẩn bị thi học kì mà hôm nay cô giáo mới cho đề cương ai giúp em với :-SS:-SS
1/ phân tích hình ảnh nhân vật liên trong truyên ngắn hai đứa trẻ
2/ phân tích hình tượng nhân vật huấn cao trong chữ người tử tù
3/phân tích nghệ thuật tương phản trong hạnh phúc của 1 tang gia
4/phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch bị cự tuyệt của chí phèo

ai làm ơn giúp em với =.=" gấp lắm ròi
em xin cảm ơn trước :-SS:-SS:-SS:-SS
 
P

phammay93

Phân tích tâm trạng bé Liên trong "Hai đứa trẻ"

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề:

- Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930 - 1945. Ông sở trường về truyện ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và, đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.
- Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn 1938. Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về.
- Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh nhân thế.

Ý 2: Bức tranh cảnh vật lúc chiều tối.

- Tác giả chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc một tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần. Bóng tối bắt đầu lan tỏa khắp nơi: trên cái chòi, đám mây và lũy tre làng và bao trùm lên cảnh vật, gợi lên từ âm thanh của “tiếng trống thu không (...) vang ra từng tiếng để gọi buổi chiều”, gợi lên từ màu sắc: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran, cảnh chợ tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.

Ý 3: Bức tranh nhân thế:

- Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra sân ga bày bán với một hy vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Bà cụ Thi xuất hiện trong bóng tối và trở về cũng đi lần vào bóng tối... Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian hàng ọp ẹp, một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật trình, cái chõng sắp gãy...
- Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay đổi nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.
- Nhưng nhân vật của Thạch Lam dường như “còn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Họ chờ đợi cái gì không rõ, chỉ thấy nỗi lòng thương xót của nhà văn.

Ý 4: Nổi bật trong bức tranh phố huyện mù tối ấy là hai đứa trẻ, đặc biệt là cô bé Liên.

- Nhân vật Liên trong thời khắc chiều tối gây ấn tượng cho người đọc ở sự nhạy cảm và chiều sâu tâm hồn: Cảnh thiên nhiên trong ánh nắng chiều lăng trầm và u uất làm Liên “buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn”. Liên thương những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ.
Nhà văn như hóa thân vào nhân vật để day dứt về kiếp sống vô nghĩa, lụi tàn.

Ý 5: Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả:


- Đây là truyện ngắn giàu chất thơ:
+ Chất thơ tỏa ra từ cảnh vật quê hương: Không gian chiều là không gian quen thuộc, cảnh bình dị nhưng giàu sức gợi. Mùi vị quê hương hiện lên chân thực và thú vị.
+ Chất thơ tỏa ra từ bức tranh đời sống u buồn, hiu hắt.
+ Chất thơ còn tỏa ra trong cách tác giả miêu tả hồn người, tác giả tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Hệ thống lời văn, hình ảnh góp phần làm ngôn ngữ miêu tả của tác phẩm đầy chất thơ

Ý 6: Đánh giá.

- Đằng sau bức tranh phố huyện, đằng sau những kiếp người mòn mỏi là tư tưởng nhân đạo của tác giả. Đó là lòng yêu nhân ái, nỗi day dứt trước những cuộc đời đơn điệu, nặng nề. Là tâm hồn tinh tế, đồng cảm với nỗi khổ và khát khao ánh sáng của họ.
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả góp phần thành công cho thiên truyện.
 
P

phammay93

phân tích hình tượng nhân vật huấn cao trong chữ người tử tù

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm long trong sang của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.
Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người. Chữ của Huấn Cao “vuông lắm” cho thấy ông có khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một báu vật trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao trong cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác : con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu goong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục !

Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời:
“Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây nữa thôi”

Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là...” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội.
“Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý.

Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Húan Cao không nhữg vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng :
“Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.

Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay quyền uy mà ép cho chữ bao giờ”.

Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với mình.

Quay cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xích” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người.

Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người ca khuyên bảo con:
“Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi.

Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi’ Huấn Cao , người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.
Trích t? : VuilaChinh.Org
 
P

phammay93

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia"

II. Phân tích

1. Thuật ngữ nghệ thuật trào phúng

Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn.

2. Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích

- Cuối chương XIV, theo lời nhờ vả của ông Phán, cháu rể cụ cố tổ, Xuân tóc đỏ đã chào ông Phán mọc sừng ! Lời chào đó đã khiến cụ cố tổ tức uất ức vì có cô cháu gái hư hỏng và lên cơn bệnh đến nỗi sắp chết. Xuân sợ hãi bỏ chạy như một thằng ăn cắp. Nhưng mọi người lại tưởng hắn là thầy thuốc chính hiệu vì giận nên đã quên hết lương tâm nghề nghiệp. Trong khi Xuân sợ hãi trốn tránh cả gia đình cụ cố tổ lại mang ơn Xuân vì làm cho cụ cố tổ chết. Cái chết của cụ đáp ứng sự chờ mong của mọi thành viên trong gia đình, vì từ đây họ có thể chia nhau cái gia tài kếch xù. Như vậy, một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình. Xuân càng trốn chạy sợ tội thì danh dự lại càng to thêm. Thật là đáng nực cười, đúng như tác giả viết, đó là một bài học cho những kẻ nào dám bảo một người như Xuân là con nhà hạ lưu, ma cà bông, vô học, vô lại, nhặt ban quần, v.v…
- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia gắn với đau khổ, mất mát nhưng ở đây lại diễn ra nghịch cảnh, mọi người trong đều hạnh phúc, mà niềm hạnh phúc ấy lại diễn ra muôn màu muôn vẻ :

+ Cụ cố Hồng vốn hiếu danh, thích được già để mọi người gọi là cố, sung sướng tưởng tượng ra cảnh được mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để được khen : Úi kìa, con giai nhơn đã già thế kia à !

+ Vợ chồng Văn Minh và ông Typn vui mừng vì đây là dịp tốt để lăng xê các mốt quần áo tang và tờ chúc thư đã đi vào thực hành

+ Ông Phán nhận thấy cái sừng có giá trị vì ông sẽ được thêm vài nghìn đồng trong phần chia gia tài.

+ Cô Tuyết sung sướng có dịp mặc bộ váy ngây thơ, để chứng tỏ mình còn trong trắng và thể hiện khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt

+ Cậu Tú tân, nhân dịp này chứng minh hiệu quả của máy ảnh.

- Cái chết của cụ cố tổ không chỉ làm cho người trong gia đình cụ cố Hồng vui sướng mà còn mang hạnh phúc đến cho những người ngoài gia đình. Cảnh sát bỗng có việc làm và có tiền. Bạn bè của cụ cố có dịp khoe các huy chương và đủ kiểu râu ria. Gia đình, phố phường tưng bừng huyên náo như ngày hội. Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích… Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…

- Với những mâu thuẫn trên, đặc biệt là việc miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả. Đó là chưa kể đến việc lợi dụng đám tang để giải quyết việc hôn nhân cho cô Tuyết hòng xoa đi tiếng xấu hư hỏng một nửa của cô.

3. Chi tiết trào phúng

- Để tô đậm ý nghĩa trào phúng, nhà văn đã xây dựng và chọn lọc được nhiều chi tiết ấn tượng :

+ Đó là cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to nhưng tất cả mọi người đi đưa ma không hề có ai quan tâm đến người chết. Người thì trò chuyện về vợ con, nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới mua, người thì tận dụng cơ hội đưa ma để chọc ghẹo, cười tình hoặc bình phẩm, chê bai nhau. Nhà văn đã phải đau lòng mà bình luận : Đám ma to tát có thể làm cho người chết trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Miêu tả hình thức đám tang với mọi nghi thức long trọng, tác giả làm nổi bật lên cái cần có mà lại không có của đám tang này là tình người.

+ Phải trẻ la ó, cậu Tú tân điên người, bà Văn Minh sốt ruột, ông Typn bực mình… Mọi người điên lên. Hoá ra người ta sốt ruột không vì người chết mà vì cái xác chết ấy sao không mau chóng được chôn để họ được hưởng Hạnh phúc của một tang gia

+ Mỉa mai thay là cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình : người phải chống gậy, gục đầu, người phải lau nước mắt… Nếu coi đoạn trích là một tấn bi hài kịch thì mỗi người là một vai hề trình độ.

+ Cuối cùng phải nói đến cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân. Mỉa mai thay, đúng lúc xót thương lên đến cao đọ cũng là lúc ông Phán tranh thủ thanh toán sòng phẳng số tiền thuê Xuân bằng cách dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…

4. Ngôn ngữ trào phúng, bút pháp phóng đại :

Góp phần cho tiếng cười đầy mỉa mai còn phải kể đến ngôn ngữ của tác phẩm. Khi kể chuyện, bao giờ Vũ Trọng Phụng cũng có sự kết hợp những ngôn từ trái ngược nhau trong một câu văn để làm bật lên sự vô nghĩa lý của cuộc đời. Chẳng hạn, tác giả gọi nhà đám là bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ…, hoặc tác giả miêu tả : Thật là một đám to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!

III. Kết luận

Đám tang cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng điêu luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự lừa dôi. Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời.
 
T

traimangcaugai

1.Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:

Không nên chỉ thấy bi kịch này từ khi CP gặp Thị Nở rồi bị TN đột ngột cự tuyệt chung sống sau năm ngày được làm người, đành rằng đây là phần thể hiện rõ nhất. Cần phân tích cả tình cảnh tồn tại của CP trước đó. Có điều những năm này CP chưa tự ý thức đầy đủ về bi kịch của mình.

2.Một thân phận cô độc đến tuyệt đối:

CP đang tồn tại giữa làng Vũ Đại, giữa xã hội loài người mà không ai coi y là người nữa. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao mở đầu truyện ngắn bằng hình ảnh "Hắn vừa đi vừa chửi...". Qua năm tiếng chửi của CP với cấp độ ngày càng cao, càng đau, Nam Cao đã làm nổi bật một thân phận cô độc đến tuyệt đối. CP những mong tìm mối dây liên hệ với xã hội loài ngwoif chỉ bằng tiếng chửi thôi mà cũng không có
Tồn tại trong tủi nhục và CP cũng chết đi trong tủi nhục, cô độc. Còn gì đau xót bằng khi chết mà người ta mừng, mà không được lấy một giọt nước mắt.

3.Bi kịch được tự ý thức khi tình cờ gặp Thị Nở ,CP thức tỉnh và đang khao khát một cuộc sống bình thường, khao khát quyền được làm một con người thì đột ngột bị cự tuyệt:

Cuộc gặp gỡ tình cờ với Thị Nở tạo nên bước ngoặt lớn lao trong tâm lí, trong cuộc đời CP. Người cố nông lương thiện bấy lâu nay bị vùi lấp trong con người quỷ dữ CP dần dần được thức dậy. CP biết tự nhìn lại, dự tính tình cảnh của đời mình và tha thiết muốn 'làm hoà" với mọi người. Tất cả niềm tin được CP đặt vào Thị Nở. Không chỉ là người yêu, Thị Nở thành chiếuc cầu dẫn CP trở lại cái xã hội bằng phẳng và thân thiện của loài người. Diễn tả những điều này, Nam Cao đã viết nên những trang văn thắm thiết lòng nhân đạo, giàu chất trữ tình.
Hiểu khát vọng làm người của CP, hiểu niềm tin CP đặt vào Thị Nở , ta mới thấm thía nỗi đau của con người nàykhi đột ngột bị cự tuyệt. Khi chiếc cầu đột ngột rút ván, CP rơi vào tấm bi kịch đau đớn nhất. Nam Cao đã diễn tả chân thực diễn biến tâm trạng CP ở thời điểm này :cười( bởi tưởng Thị Nở đùa mònh, bởi đan gsay với nguyện ước trở lại làm người) - ngẩn người (ngỡ ngàng vì chợt hiểu ra) - kéo Thị Nở lại ( như muốn níu cái hi vọng cuối cùng) - uống rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh, thấm thía buồn, cứ thoang thoảng hơi cháo hành ( hương vị của hạnh phúc lớn lao mà ngắn ngủi, mong manh) - ôm mặt khóc rưng rức (mấy mươi năm nay CP mới biết khóc và khóc như thế này). Đây là giây phút tự ý thức đầy đủ nhất tấm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Giải quyết bi kịch này bằng cái chết (sau khi trả thù đích đáng kẻ thù đích thực của mình) la fhành động có tình tất yếu của CP.
 
Top Bottom