Bộ Nguồn Máy Tính.
E.D (VNHardware)
Hiện nay, bộ nguồn dùng cho máy tính phổ biến nhất có hai loại AT & ATX. Nguồn AT thường thấy trong các máy dùng bo mạch đời cũ (hỗ trợ bộ vi xử lý Pentium MMX, Pentium II, Celeron, K6, v.v....). Các bo mạch được sản xuất vài năm gần đây hầu như chỉ hỗ trợ bộ nguồn chuẩn ATX (PIII, PIV, Celeron Tualatin, K7, AXP, v.v...).
Nguồn AT
Điện thế đầu vào (AC Input): 115/ 230V 50/60Hz, có thể có một công tắc để lựa chọn điện thế đầu vào (Voltage selection switch) nằm ở mặt sau của bộ nguồn (gần chỗ cắm dây cáp điện AC). Tuy nhiên, những bộ nguồn sau này có khả năng tự động điện thế (Auto Volt) trong biên độ 100~230V.
Điện thế đầu ra (DC output): +5V, -5V, +12V, -12V. Có bốn đầu dây dùng để nối với công tắc đóng mở điện (nằm ở mặt trước của thùng máy). Trên công tắc sẽ có bốn chỗ đấu dây đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với các màu dây như sau:
1. Brown (nâu)
2. Black (đen)
3. White (trắng)
4. Blue (xanh dương)
Tùy loại công tắc (bấm hay bật) mà vị trí của các chỗ đấu dây có thể khác nhau nhưng ta chỉ cần chú ý đấu dây đúng theo quy định trên là được. Ngoài ra, bạn có thể sẽ thấy một dây màu xanh lá cây (green) dùng để nối đất (ground), có thể bắt vào một con ốc trên thùng máy hoặc bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc về điện với vỏ máy là được. Đối với loại công tắc bấm tự giữ, mỗi khi khi bạn bấm công tắc sẽ làm thay đổi trạng thái từ mở sang tắt hay ngược lại. Thí dụ: Bấm lần đầu thì nguồn AT sẽ được cung cấp điện AC đầu vào và ngay lập tức cấp điện DC cho bo mạch chủ, bấm công tắc một lần nữa sẽ tắt nguồn (tắt máy).
Bộ nguồn AT cung cấp hai đầu nối sáu chân (six-pin connector) để cấp điện cho bo mạch chính. Khi gắn hai đầu nối này lên bo mạch chính, chú ý sao cho các dây màu đen nằm giữa là đúng.
Đầu nối điện bốn chân dùng cho thiết bị ngoại vi (HDD, CD-ROM, v.v...), số lượng đầu nối tuỳ vào nhà sản xuất. Dây màu vàng và màu đỏ cấp điện +12V và +5V, hai dây đen là dây đất. Đầu nối này có hai góc bị “vát” nghiêng để tránh cắm ngược. Nếu thiếu đầu cắm, bạn có thể mua loại dây nối chia hai để tăng thêm số lượng đầu.
Đầu nối điện cho ổ đĩa mềm (hoặc ổ đĩa Zip) cũng có bốn chân với điện thế cung cấp như trên nhưng kích thước nhỏ hơn. Khi gắn đầu nối này, cần cẩn thận vì có thể cắm ngược hay lệch gây hậu quả... nghiêm trọng.
Bộ nguồn AT cung cấp một đầu nối 20 chân (20-pin connector) như hình bên dùng để cấp điện cho bo mạch chính, cộng thêm một số đầu nối điện loại bốn chân cho thiết bị ngoại vi tương tự như nguồn AT. Ngoài các đầu nối như ATX version 1.0, 1.1 & 1.2, nguồn ATX phiên bản 2.03 còn có thêm một đầu nối AUX Power connector. Nguồn ATX12V có thêm một đầu nối AUX Power connector và một đầu nối +12V Power Connector.
+12V Power Connector gồm bốn chân, chân 1 và chân 2 là COM (dây đất của nguồn) có màu đen, chân 3 và chân 4 là +12V DC (dùng để cấp điện cho CPU) có màu vàng. AUX Power Connector có sáu chân, chân 1 ~ 3 là COM (màu đen), chân 4 và chân 5 là +3.3 VDC (màu cam), chân 6 là +5VDC (màu đỏ). Hai loại nguồn ATX này sử dụng cho những bo mạch chủ hỗ trợ PIV hoặc Celeron socket 478 song chúng vẫn dùng được với những bo mạch chủ đời trước (PIII, Celeron socket 370, K7) không hỗ trợ +12V Power Connector & AUX Power Connector.
Nguồn ATX
Điện thế đầu vào (AC Input): Tương tự như ở nguồn AT.
Điện thế đầu ra (DC output): +5V, +12V, -5V, -12V, +3.3V, +5Vsb. Một số bộ nguồn ATX còn có thêm một công tắc điện AC nằm phía sau.
Cần lưu ý: Các bộ nguồn ATX không có +12V Power Connector hoặc AUX Power Connector sẽ không dùng được với các bo mạch chủ yêu cầu thêm một trong hai loại đầu nối trên. Một số nhà sản xuất khuyến cáo người sử dụng phải chắc chắn đã sử dụng đúng bộ nguồn ATX phù hợp, nếu không có thể sẽ gây hư hại cho bo mạch.