Văn 9 Phân tích vai trò là bước ngoặt làm chuyển mạch cảm xúc của khổ thơ thứ tư trong bài “ Ánh trăng”

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi mọi người!
Trên lớp cô giao mình bài: 'Phân tích vai trò là bước ngoặt làm chuyển mạch cảm xúc của khổ thơ thứ tư trong bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy'
Mình làm rồi nhưng thấy bài nó cứ lủng củng, không chắc ý lắm nên mình đăng lên đây mong mọi người đọc xong thì góp ý, sửa lỗi giùm mình. Thanks!!
-----------------------------------------------
Ở khổ 4 của bài thơ ‘Ánh trăng’ của Nguyễn Duy, tác giả đã thành công trong việc sử dụng những hình ảnh đặc biệt để chuyển mạch cảm xúc của cả khổ thơ. Đầu tiên tác giả sử dụng từ láy ‘thình lình’ kết hợp với biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh sự bất ngờ xảy ra, không hề được biết trước, đoán trước. Từ đó làm gợi lên sự lo lắng, sợ hãi của con người đã quen với ‘ánh điện cửa gương’. Từ đó giọng thơ đột ngột cất cao, để từ đó dẫn đến hành động khẩn trương, vội vã, hối hả tìm nguồn sáng qua những động từ ‘ vội, bật, tung’. Sau đó ta thấy được sự bất ngờ, ngỡ ngàng ngạc nhiên với thẳng thốt của nhân vật khi nhận ra ‘vầng trăng tròn’ qua câu ‘đột ngột vầng trăng tròn’ khi dùng biện pháp đảo ngữ. Từ đó qua tình huống bất ngờ, sự lặp lại bất ngờ dẫn đến bao cảm xúc ngỡ ngàng, thảng thốt, xúc động đã gợi lên những gì đẹp đẽ đã qua, đánh thức con người nhớ về một quá khứ thủy chung tình nghĩa giữa trăng với người. Và chỉ khi đèn điện tắt thì ta mới bất ngờ nhận ra sự bội bạc của mình và tình nghĩa của trăng. Thử nghĩ xem nếu tác giả không đưa tình huống này thì có lẽ người đã quên trăng mãi mãi về sau rồi. Từ đó ta thấy được vai trò là bước ngoặt chuyển mạch cảm xúc để từ đó góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ. Qua đó ta ngộ ra rằng dù chỉ là một khoảnh khắc trong cuộc sống dù nhỏ thôi nhưng cũng đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, cảm xúc của con người, giúp ta ngộ ra những gì mình đã quên để từ đó biết trân trọng những gì mình có.

@Phạm Đình Tài
 

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
18
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
Mình nhận xét bài của bạn trước nha:

Ở khổ 4 của bài thơ ‘Ánh trăng’ của Nguyễn Duy, tác giả đã thành công trong việc sử dụng những hình ảnh đặc biệt để chuyển mạch cảm xúc của cả khổ thơ. Đầu tiên tác giả sử dụng từ láy ‘thình lình’ kết hợp với biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh sự bất ngờ xảy ra, không hề được biết trước, đoán trước. Từ đó làm gợi lên sự lo lắng, sợ hãi của con người đã quen với ‘ánh điện cửa gương’. Từ đó giọng thơ đột ngột cất cao, để từ đó dẫn đến hành động khẩn trương, vội vã, hối hả tìm nguồn sáng qua những động từ ‘ vội, bật, tung’. Sau đó ta thấy được sự bất ngờ, ngỡ ngàng ngạc nhiên với thẳng thốt của nhân vật khi nhận ra ‘vầng trăng tròn’ qua câu ‘đột ngột vầng trăng tròn’ khi dùng biện pháp đảo ngữ. Từ đó qua tình huống bất ngờ, sự lặp lại bất ngờ dẫn đến bao cảm xúc ngỡ ngàng, thảng thốt, xúc động đã gợi lên những gì đẹp đẽ đã qua, đánh thức con người nhớ về một quá khứ thủy chung tình nghĩa giữa trăng với người. Và chỉ khi đèn điện tắt thì ta mới bất ngờ nhận ra sự bội bạc của mình và tình nghĩa của trăng. Thử nghĩ xem nếu tác giả không đưa tình huống này thì có lẽ người đã quên trăng mãi mãi về sau rồi. Từ đó ta thấy được vai trò là bước ngoặt chuyển mạch cảm xúc để từ đó góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ. Qua đó ta ngộ ra rằng chỉ là một khoảnh khắc trong cuộc sống nhỏ thôi nhưng cũng đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, cảm xúc của con người, giúp ta ngộ ra những gì mình đã quên để từ đó biết trân trọng những gì mình có.

  • Ở khổ 4 của bài thơ ‘Ánh trăng’ của Nguyễn Duy, tác giả đã thành công trong việc sử dụng những hình ảnh đặc biệt để chuyển mạch cảm xúc của cả khổ thơ. (Chỗ này mình thấy hơi kỳ kỳ mà còn lặp từ với câu dưới)
  • Bạn mắc lỗi lặp từ hơi nhiều nha.
  • Theo ý kiến cá nhân của mình khi nói về "bước ngoặt làm chuyển mạch cảm xúc" thì nên dẫn dắt từ những khổ thơ trước một tí.

Dựa trên bài của bạn mình sửa lại chút để trôi chảy hơn, bạn có thể tham khảo:

Ở khổ 4 của bài thơ ‘Ánh trăng’, Nguyễn Duy đã thành công trong việc sử dụng những hình ảnh đặc biệt để chuyển mạch cảm xúc của cả khổ thơ. Đọc những khổ thơ trước, ta tưởng như cuộc sống vẫn chảy trôi theo vòng quay lẵng quên, vầng trăng sẽ mai thành xa lạ nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy đến. "Thình lình đèn điện tắt" làm phòng buyn đinh bỗng nhiên "tối om". Từ láy "thình lình", "đột ngột" được đảo lên đầu câu cùng nhịp thơ nhanh nhấn mạnh sự bất thường của sự việc. Nó gợi lên sự lo lắng, sợ hãi của con người đã quen với ‘ánh điện cửa gương’. Từ đó, giọng thơ đột ngột cất cao, để dẫn đến phản xạ hoàn toàn tự nhiên, đó là đi tìm nguồn sáng. Một loạt những động từ "vội, bật, tung" diễn tả sự khẩn trương, vội vã. Một chuỗi những hành động liên tục, kế tiếp nhau, nhanh, dồn dập, gấp gáp để rồi bất ngờ, ngạc nhiên và thảng thốt: ‘đột ngột vầng trăng tròn’. Tình huống bất ngờ ấy tạo nên một bước ngoặc cảm xúc khiến con người không khỏi ngỡ ngàng, xúc động khi gặp lại người bạn tri kỷ. Khoảnh khắc ấy gợi lên những gì đẹp đẽ đã qua, đánh thức con người nhớ về một quá khứ thủy chung tình nghĩa với ánh trăng. Chỉ khi đèn điện tắt thì ta mới bất ngờ nhận ra sự bội bạc của mình và tấm lòng gắn bó bền chặt của trăng. Nếu không có tình huống này thì có lẽ con người đã quên đi ánh trăng mãi mãi. Bước ngoặt chuyển mạch cảm xúc đã góp phần thể hiện rõ chủ đề của bài thơ. Qua đó ta ngộ ra rằng chỉ là một khoảnh khắc trong cuộc sống dù nhỏ thôi nhưng cũng đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, cảm xúc của con người, giúp ta ngộ ra những gì mình đã quên để từ đó biết trân trọng những gì mình đang có.
 
Top Bottom