Cần giúp với một đề văn mới và lạ

C

cute_kute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Vào thời nhà Tống bên Trung Quốc có một người nghèo khó làm nghề cày thuê cuốc mướn.Một hôm vào buổi trưa nắng nóng sau khi cày xong 1 nửa chỗ ruộng anh ta bèn ra gốc cây gần đó ngồi nghỉ.Bỗng một con thỏ chạy đến đâm vào gốc cây dập đầu mà chết.Nhặt xác con thỏ lên anh nông dân mừng thầm vì có bữa thịt thỏ vì nghĩ rằng chắc sẽ có nhiều thỏ hơn nữa anh ta bèn ngồi đợi.Nhưng đợi mãi đợi mãi cho đến lúc mặt trời đã khuất bóng mà chẳng có thêm con thỏ nào nữa.Anh ta bèn tiu nghỉu bỏ về mà vẫn chưa cày xong ruộng.Một học sĩ phương xa thấy vậy mới cười và nói:"Ôm cây đợi thỏ thì tất việc này chưa xong việc kia còn dở"
Em hãy tìm một câu tục ngữ VN có nội dung tương đương với câu tục ngữ trên.Em có nhận xét về câu tục ngữ vừa tìm được.Hãy giải thích và chứng minh tính đứng đắn của câu tục ngữ đó
Các bạn đọc rùi giúp mình lập dàn ý chi tiết(hay là co bài tham khảo thì càng tốt)nha :)
 
P

pinkgirl_kh97

ý nghĩa. tớ gợi ý thui nha
anh chàng nông dân ấy bỏ việc làm cày mà may mắn bắt được thịt ngon thì chả khác nào " chó ngáp phải ruồi"
Nhưng phúc bất trùng lai, "ruồi" không bao giờ tự bay đến, thịt ngon không bao giờ bày sẵn trước mặt. Muốn có thịt ngon, no đủ thì phải tự thân mình vận động mà thôi
Khi ta tự làm ra, kết quả mà ta thu lượm được có khi sẽ còn gấp bội miếng thịt ngon ấy.
Dẫn chứng:
(Nếu bạn có đọc báo ^^) nông dân mà trúng một cuộc xổ số lớn là một điều may mắn ít ai có được. Số tiền ấy chẳng khác nào một tấm vé cơ hội để ta làm giàu, phải không ^^?
nhưng đâu phải số tiền ấy cứ từ trên trời rơi xuống mãi...
Nếu ta biết cách sử dụng số tiền ấy vào công việc, hẳn ta sẽ thu một lượng còn cao hơn
nhưng nếu ta cứ rượt theo điều may rủi mà quên cả công việc đang làm thì chẳng bao lâu, số tiền ấy hết cả, công việc bỏ dở, nghèo vẫn hoàn nghèo ...
tớ mới nghĩ tới đó thôi,( 2 phút để nghĩ) hic, bạn học trường nào vậy?
 
T

tuanduong97

Mình cũng có 1 câu :
Há miệng chờ sung
Một hôm vào buổi trưa nắng nóng sau khi cày xong 1 nửa chỗ ruộng anh ta bèn ra gốc cây gần đó ngồi nghỉ.Bỗng một con thỏ chạy đến đâm vào gốc cây dập đầu mà chết.Nhặt xác con thỏ lên anh nông dân mừng thầm vì có bữa thịt thỏ vì nghĩ rằng chắc sẽ có nhiều thỏ hơn nữa anh ta bèn ngồi đợi.Nhưng đợi mãi đợi mãi cho đến lúc mặt trời đã khuất bóng mà chẳng có thêm con thỏ nào nữa.Anh ta bèn tiu nghỉu bỏ về mà vẫn chưa cày xong ruộng
Đó chẳng phải là <Há miệng chờ sung> sao?
 
V

voiconrachan

há miệng chờ sung
Với thành ngữ Há miệng chờ sung, nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.
Tục ngữ đã dạy: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Vậy mà cũng có kẻ chẳng muốn làm, chỉ chực chờ ăn. Hắn ta nổi tiếng lười biếng. Cái danh ''đại lãn'' quả là rất xứng đáng. Đại Lãn chờ sung há chẳng phải là một sự kiện nổi tiếng đó sao? Một ngày nọ, hắn đến bên một cây sung to. Chao ôi, bao nhiêu là quả chín! Lại nữa, thỉnh thoảng một quả rơi xuống bên gốc cây. Hắn nghĩ ngay ra một diệu kế. Cần phải nằm ngửa, há to miệng, thế nào cũng có quả rơi đúng miệng. Lúc đó, hắn sẽ nhai ngon lành, mà chẳng cần phải hoài công leo trèo, hái lượm gì… Nhiều quả sung lần lượt rơi chung quanh mình, nhưng chẳng có một quả nào rơi vào miệng hắn. Vừa đói, vừa mệt, hắn đành nuốt nước bọt thất vọng đứng dậy. Thành ngữ ''Há miệng chờ sung'' hay “Đại Lãn chờ sung'' chắc là xuất phát từ câu chuyện này.

Với thành ngữ ''Há miệng chờ sung'', nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may. Thí dụ: ''Và những kẻ nhụt chí sinh ra há miệng chờ sung, nằm trong buồng riêng quan Tàu chờ thời như Nguyễn Hải Thần” (Tô Hoài. “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”).
 
Top Bottom