[Cần giúp đỡ] Về Văn học Dân gian Việt Nam

T

thuyhoa17

Văn học dân gian là những sáng tác của nhân dân ta thông qua truyền miệng, do nhân dân ta tự sáng tác nên nó ko có 1 quy định cụ thể nào.
Cho nên, ở đó nhân dân có thể thỏa sức sáng tạo,
Và cũng là thể hiện ước mơ của chính mình thông qua những sáng tác đó.
VD: mong muốn ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão, lao động thì sẽ ra thành quả xứng đáng, ....

=> Là 1 thế giới hiện thực biết ước mơ :D
 
C

chip_coi244

Theo mình thì: VHDG là thế giới hiện thực biết mơ ước do nó phản ánh lại xã hội lúc bấy giờ, những câu chuyện của nó đều lấy từ đời sống thật của người dân, nó phản ánh cái xấu cái tốt, mà trong văn học dân gian thường đề cập tới những cái không tốt, họ thường lí tưởng hóa và đưa vào những cách giải quyết hầu như không có thực( như đc thần tiên giúp) nó cho ta thấy những mơ ước chống lại cái xấu, mơ tới một tương lai tốt đẹp hơn. Mà điều này họ không thực hiện được ở hiện tại nên đành đưa vào văn học để nói lên ước mơ khao khát đó. Chính vì thế VHDG là thế giới hiện thực biết mơ ước.
Đây là ý kiến của mình ai thấy sai chỗ nào thì cứ góp ý nhá:D. Chúc bạn học tốt
 
T

thienthan74

Văn học dân gian là loại hình văn học do người dân tự sáng tác và thông qua phương thức truyền miệng... từ đời này quá đời khác, nó phản ánh hiện thực xã hội qua từng thời kì một cách khách quan và thực tế, nói lên ước muốn của người dân về cuộc sống, bình đẳng xã hội hay hạnh phúc...
 
C

congchualolem_b

Văn học dân gian là sản phẩm của nhân dân ta khi lao động cực khổ, họ tìm đến với những giấc mơ cho chính họ tưởng tượng ra, những cuộc đời, những số phận cùng cực, khổ đau như họ...Nhưng họ đồng thời cũng k muốn những nhân vật đó cũng phải chịu thân phận nhỏ nhoi như họ suốt đời quanh năm cày cấy chân lắm tay bùn, mà ngược lại các nhân vật đó phải có một cuộc sống hạnh phúc, giàu sang, đầy đủ...Ngoài ra, văn học dân gian còn là tiếng nói trong nỗi lòng của nhân dân, khát khao đc sống vui và sống tốt, khát khao công bằng đối với mọi ng, khát khao thiện thắng ác, khát khao về một xã hội lí tưởng, các chuẩn mực đạo đức của con ng k bị vi phạm.

Đến đây bạn cần đưa ra 1 số dẫn chứng minh hoạ: ví dụ như Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Chữ đồng tử..v..v...qua đó chứng minh các ý lập luận. Một số ý cơ bản cần có trong bài làm:

- Văn học dân gian là gì? Đặc điểm của văn học dân gian?

- Thế giới hiện thực ở chỗ nào? Hiện thực ở chỗ nó tái hiện lại cuộc sống của ng dân lao động, những số phận, những cuộc đời gần với cuộc sống, lấy từ hình tượng ng nông dân, cô gái..v..v..

- Thế giới hiện thực biết ước mơ? Ước mơ ở chỗ nào? Ước mơ về một xã hội lí tưởng, thiện thắng ác, những ng chịu nhiều đau khổ sẽ đc đền bù xứng đáng, ở hiền gặp lành.v..v..

 
P

phamminhkhoi

Mọi người giúp e làm đề này với nhé:

Giúp em chứ không giúp em làm đâu nhé^^

Văn học dân gian là một xã hội không tưởng, trong đó, ai có làm thì có hưởng, ai đọc ác bị trừng trị, lương thiện được tưởng thưởng, giai cấp thống trị thường được vẽ lên thành những tên ngốc nghếch...v...v

Tính hiện thưc của văn học dân gian là ở tầng lớp xã hội. Con người trong văn học dân gian vẫn là người nông dân hiền lành, tên phú hộ độc ác, chàng trai can đảm, cô gái thuỷ chung hiền dịu......

Văn học dân gian mơ ước một cách...... tích cực mà tiêu cực. Nó la mong ước tuyệt vọng của người dân khi bị áp bức vào một xã hội thực sự công bằng, không co đàn áp, không có phân chia giai cấp, là nơi người dân trút nỗi căm hờn và xua tan đi uất ức, là nơi dân gian tâm tình...vê một điều không có....Dân gian dạy ta tin vào ông bụt, bà Tiên, dạy ta ở hiền không làm điều ác, mơ tưởng những kẻ ác bị trừng trị.

Xã hội dân gian là một xa hội không tưởng dựng lên từ nền của xã hội hiện thực. Ta gọi đó là thê giới hiện thực biết ước mơ
 
O

ooookuroba

Đây nữa, đây nữa (cô bắt làm đề toàn rắc rối)

Tại sao có thể nói thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu, còn truyện dân gian thì du hành trên cỗ xe tình tiết ?

Cho e xin ý :p
 
T

thienthan74

Truyện dân gian : truyện dân gian do chính chúng ta truyền miệng với nhau, tự sáng tác ra, cũng như một câu chuyện truyền miệng trong dân gian có rất nhiều cái kết khác nhau, người này kể cho người kia, người kia thấy không hay lại thêm thắt hoặc bớt đi một chút sao cho vừa ý vừa lòng họ, rồi một người khác lại thêm hoặc bớt vào câu chuyện khiến câu chuyện trở nên hay và hấp dẫn hơn, tình tiết hơn về một nhân vật một chị tiết hay một phần nào đó trong nội dung của câu chuyện, nhằm giúp người đọc cảm thấy hứng thú hơn với câu chuyện, hiểu sâu hơn về nó...đó chính là lí do tại sao, ng ta có câu nói hay về truyện dân gian :" Truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết"

Thơ ca dân gian: có lẽ vì những bài thơ bài ca được sáng tác do người dân ta, về những ước mơ hoài bão hay những cực khổ nhọc nhằn, mà từ ngữ và lời lẽ đc dùng tỏng bài ca dao hay thơ văn ấy mới sâu sắc và bay bổng, ăn sâu vào tâm hồn con người.... nghe nó, tâm hồn con người như được tắm trong dòng suôí thơ ca, nhạc hoạ...hoà mình vào cùng gaii điệu ấy, nỗi nièm ấy chăng?
 
K

kp1410

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
Những đặc trưng của văn học dân gian:

Tính nguyên hợp: Biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng).
Tính tập thể: Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm.
Tính truyền miệng: Văn học dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng (kể chuyện)
Tính dị bản: Văn học dân gian là sáng tác tập thể và nó không được cố định trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian khác nhau thì nó dần dà thay đổi.

Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Tạo ra nét đặc trưng của Văn học dân gian so với văn học viết.
 
H

hip.chickenz

ai cũng biết VHDG có từ lâu đời , dường như là bắt đầu từ xa xưa , cao trào nhất là nằm ở Xã hội Phong kiến , sống trong sự kiềm hãm , bế tắc , những con người cùng cực ấy đã ko tìm đc lối thoát cho bản thân , họ sử dụng những tác phẩm đại loại như vậy để nói lên tiếng lòng của mình , nói lên những khao khát , mơ ước của cả giai cấp vô sản mà bấy giờ ai cũng như ai , có thể coi họ giải cứu cho bản thân trong trí tưởng tượng của mình .
Tớ k chắc đúng ko nửa :-s sr nếu tớ sai nhá :D .
 
O

ooookuroba

---> Đây là bài chữa của cô giáo tớ:

1. Trần Thanh Đạm có nhận xét về VHGD: "Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu, còn truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết"

Hãy bình luận ý kiến trên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
a/ Giải thích và chứng minh:

+ "Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu"

- Đặc trưng của thơ ca dân gian là vần điệu.
- Thơ ca dân gian: Tục ngữ, Ca dao, hò vè, câu đố,....
- Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu: Đặc trưng riêng của nó, khác thể loại truyện dân gian cũng như cả loại hình sân khấu dân gian.
- Vần điệu: Là phương tiện tổ chức vb thơ dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên sự hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa dòng thơ.
- Vần là yếu tố quan trọng tạo nên âm điệu của thơ.
--> Nhờ vần điệu -> dễ thuộc, dễ nhớ, dễ truyền miệng và có thể cất lên từ lời hát.
VD: Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay
Ví dầu ví dẫu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.

+ "Truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết" :
- Đặc trưng của truyện dân gian là tình tiết.
- Tình tiết: Diễn biến của cốt truyện. Sự việc xảy ra trong khoảng thời gian, không gian có thể xác định.
- Truyện cổ dân gian: Là tác phẩm tự sự dựa trên cốt truyện, gồm chuỗi những tình tiết kế tiếp nhau. Không có tình tiết sẽ không có cốt truyện, không có cái để dẫn người xưa kể cho nhau nghe và lưu truyền.
(Dẫn chứng).
- Những truyện cổ đặc sắc là những tác phẩm có tình tiết li kì hấp dẫn
(Dẫn chứng).

b. Bình

- Nhận xét xác đáng, giàu hình ảnh, có giá trị về mặt lý luận khi đề cập đặc trưng của thể loại VHDG.
- Vần điệu và tình tiết làm nên vẻ đẹp, góp phần tạo nên sức sống cho VHDG.
- Đó là những yếu tố đặc trưng nhưng không phải tất cả của thơ ca dân gian và truyện dân gian.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

~~> Bài nỳ tớ đc có 7,25 àh :((
 
Top Bottom