Cần giúp 1 số câu hỏi văn học

S

sir_troll

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vì sao nói chiếc lá cuối cùng do cự bơ-men vẽ là 1 kiệt tác?
2. Trình bày suy nghĩ của em về cái chết của cô bé bán diêm?
3. Giải thích nhan đề của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"?
4. Qua nhân vật lão Hạc và chị Dậu em có suy nghĩ gì về tình cảnh của người nông dân VN trước cách mạng tháng 8?
5. Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"?
6. Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc?
mọi người giúp e 6 câu trên với
e đang cần gấp
 
P

pink_bunny

Câu 4:

* Có số phận bần cùng:
- Gia đình chị Dậu phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng
+ Anh Dậu đau ốm vẫn bị đánh đập dã man
+ Chị Dậu phải bán con bán chó trong nước mắt ngậm ngùi
+ Cái Tí đã sớm k được sống cùng bố mẹ
+ Khó khăn hơn khi phải nộp sưu cho cả thằng em trai đã chết
=> tình cảnh bi thảm, bế tắc

- Lão Hạc thì đối mặt với bi kịch làm cha và làm người khi mà cái nghèo, cái đói cứ bám lấy k rời:
+ Vì vợ mất sớm, nhà lại nghèo nên k đủ tiền cưới vợ con trai phải đi đồn điền cao su
+ Lão sống cô đơn làm bạn cùng cậu vàng (kỉ vật con trai để lại) nhưng vì k thể nuôi lão đã đứt ruột bán chó để lấy tiền dành dụm cho con
+ Lão ăn đủ thứ để có thể tồn tại song vẫn quyết định ăn bả chó tự vẫn vì k muốn ăn vào tiền của con

=> người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị đè nén đến mức rơi vào kết cục nghiệt ngã không tương lai, không lối thoát

* Họ có phẩm chất tốt đẹp,lương thiện hiền lành:

- Chị Dậu đảm đang thương chông yêu con. Ngoài ra chị còn rất mạnh mẽ quyết liệt bảo vệ cho gia đình mình bằng hành động đánh lại bọn nhà lí trưởng.

- Lão Hạc hiền lành, rất yêu thương con, giàu tự trọng được thể hiện bằng việc lão chon cái chết để bảo toàn số tiền cho con.
 
P

pink_bunny

Câu 1
Bức tranh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men xét ở góc độ nghệ thuật hội hoạ thì chỉ là 1 bức vẽ bình thường nhưng trong lời nói của Xiu thì đó là 1 kiệt tác vì:

- Bức vẽ giống thật khiến cho Giôn-xi cảm nhận đó là chiếc lá của cây thường xuân (về màu sắc, về những chiếc răng cưa)

- Cụ Bơ-men đã vẽ bức tranh ấy bằng tình yêu thương đồng loại cao cả

- Tác phẩm nghệ thuật chân chính hướng tới những điều tốt đẹp cho con người
=> Nó đã cứu được 1 con người tưởng chừng chỉ 1 chút nữa thôi sẽ vĩnh viễn ra đi.

Câu 2
Trong rất nhiều sự cô đơn. buồn tủi, vất vả tác giả chỉ chọn ra 1 thời gian thích hợp trong cái nghề của em bé - bán diêm đêm giao thừa.Những ánh sáng của que diêm tạo nên điều kì diệu và em đã dược giải thoát khỏi cuộc sống thiếu tình thương con người khi bà nội nắm tay em bay về trời. Có thể thấy chỉ có cái chết mới giúp em thoát khỏi đói nghèo, cơ cực. Tác giả đồng thời qua đây thể hiện niềm cảm thong sâu sắc với em và tất cả mọi người là: hãy nâng đỡ, trân trọng, hãy dành cho trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp nhất. Đừng vô tâm tới mức vô cảm, thờ ơ và lạnh nhạt như mọi người trong câu chuyện.
 
F

flytoyourdream99

3. Giải thích nhan đề của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"?



'Tức nước" có nghịa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.

nguồn: net
 
P

phuong_july

Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ

"Cổ tích là chuyện con người Mẹ là cổ tích suốt đời theo con”
Phải chăng tình mẫu tử là cái cổ tích thần tiên kỳ diệu, là cái thế giới đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi con người. Mẹ đã mang đến cho con tình thương da diết. Mẹ đã trao cho con trái tim hy vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm, ru mỗi đời con khôn lớn. Và nhà văn Nguyên Hồng cũng đã từng viết rất hay, rất đẹp về tình mậu tử thiêng liêng ấy qua từng trang hồi ký “Trong lòng mẹ”.

Có lẽ trên đời này ai cũng có một người mẹ để nhớ, để yêu và có ai thương con hơn mẹ đâu! Tình mẹ là nổi khát khao cháy bỏng của con trẻ, đấy chính là mạch cảm xúc chân thành của Nguyên Hồng khi hướng ngòi bút của mình để viết nên một “ lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng”. Đọc “Trong lòng mẹ” ta bắp gặp hai người phụ nữ và một bé Hồng thiếu vắng tình cảm, thiếu vắng tuổi thơ.

Không may mắn như những đứa trẻ khác, bé Hồng phải trải qua một thời thơ ấu cay đắng và ít niềm vui. Em ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không hề có tình yêu, không hề có hạnh phúc. Người bố sống lặng lẽ, u uất bên bàn thuốc phiện, mẹ em trẻ trung có trái tim khao khát tình yêu đương song đành chôn vùi tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Sau khi bố qua đời, mẹ Hồng cùng quẫn quá phải bỏ lại em đi tha hương cầu thực. Tuổi thơ của em phải khép lại từ đây, em sống lẽ loi, bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của họ hàng. Hồng đã mất mát quá nhiều!

Có lẽ thế nên bao nhiêu tình cảm của một đứa trẻ - Hồng đều dành hết cho mẹ. Mặc dầu mẹ em bị những người họ hàng kia chê cười, khinh bỉ rằng bà là một người không chung thuỷ, chưa đoạn tang chồng mà chửa đẻ với người khác. Nhưng có mấy ai thấu hiểu nỗi lòng của người đàn bà bất hạnh đó, tiếng gọi của tình yêu và trái tim chưa một lần được yêu của bà luôn thôi thúc khát khao một tình yêu đích thực. Từ giả con ra đi nhưng bà luôn nghĩ đến con trong thương nhớ, day dứt không nguôi. Và Hồng -con đã không bao giờ ghét mẹ, bởi em biết mẹ chính là thiên đường mơ ước diệu kỳ của đời em và em cũng hiểu về xã hội phong kiến lúc bấy giờ là bất công, tàn nhẫn. Hồng sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc trong lời nói và nụ cười rất “kịch” của bà cô không xót tình máu mủ.

- “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với ****** không?”
- “ Sao lại không nào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”
“Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”

Những lời nói ấy như nhục mạ, xỉ vả mẹ em. Em đã khóc rất nhiều, em khóc vì em thương mẹ. Giá như những hủ tục ấy là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ thì Hồng quyết vồ ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.

Trước những lời dèm pha, mỉa mai cay độc của bà cô đối với mẹ, Hồng vẫn biết cảm thông. Bằng cả tâm hồn và tình yêu của mình em đã cố giữ cho tình thương mẹ được bền chặt, không bị vấy bẩn. Hồng hiểu được nỗi lòng của mẹ, do đó em tin thế nào mẹ cũng trở về. Và niềm tin của em không phải là vô vọng. Lần ấy, khi tan học về Hồng thấy một người rất giống mẹ ngồi trên chiếc xe kéo. Em liền đuổi theo, gọi rối rít “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”

Những tiếng ấy bật ra từ lòng mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng mà mấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếng gọi. Và em nghĩ nếu người quay lai ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn, cái lầm đó không những làm em hổ thẹn mà còn tủi cực nữa khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Nhưng không! Hạnh phúc đã đến với em khi em thấy mẹ cầm nón vẫy vẫy. Em liền đuổi theo, trán đẫm mồ hôi và thở hồng hộc. Mẹ kéo tay em lên, xoa đầu hỏi, Hồng chỉ biết khóc. Hạnh phúc đã đến với em thật bất ngờ. Hạnh phuc ấy chỉ đựng trong những giọt nước mắt thôi mà, sao dường như những buồn thương, căm giận, vui mừng, hờn tủi đều như vở tan ra. Ta như nghe thấy những nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của em. Với em, em nhận ra mẹ không còm cõi xơ xác quá, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng của mẹ vào trong tâm hồn mình. Thế rồi, em ngất ngây ngụt hương tình mậu tử khi được sà vào lòng mẹ “ Tôi ngồi trước đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, em thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng nhỏ xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ lùng ” . Em đã chờ đợi những phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng và rơi biết bao là nước mắt. Em sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ. Em được mẹ ấp iu, vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng. Giờ đây, Hồng không còn cha nhưng em đã có mẹ. mẹ là niềm an ủi, đôi vai mẹ sẽ là chổ dựa vững chắc trong những khó khăn của cuộc đời. chính nhờ niềm tin và tình yêu mãnh liệt mà em đã vượt qua được mọi thử thách để gìn giữ một tình mậu tử sắt son trọn vẹn.

Dẫu rằng thời gian có ngừng trôi, Trái Đất có đổi vòng quay, quả tim của mỗi con người có thể ngừng đập nhưng trong đó vẫn dấy lên một thứ tình cảm bất diệt: Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Thật vậy, “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng là một bài ca hay về tình mậu tử, bài ca ấy như có một sức toả sáng kỳ diệu, đem ánh sáng tình yêu đến cuộc đời mỗi người, để rồi họ luôn suy ngẫm…

Mẹ có nghĩa là tất cả
Là cho đi không đòi lại bao giờ.

Nguồn tin: Sưu tầm
 
Top Bottom