Cần giàn ý 3 bài thơ gấp

D

duyenkute93

1,Thương vợ-Trần Tế Xương
Thơ xưa viết vế người vợ đã ít; mà viết về người vợ khi còn
sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ
khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã
khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.
Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời
nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không
có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất
cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có
một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong
những bài xuất sắc nhất.
Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu
hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.
Câu thơ mở đâu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú.
Hoàn cảnh vất vá, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách
nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù
mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến
chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú
buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới thiệu, lại như
một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:
Quanh năm buôn bán ở mom sông..
Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh
con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có diều hình ảnh con cò trong
ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn
tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện
trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà
cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng, tác giả
đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa
đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So
với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, câu thơ của Tú Xương: Lặn
lội thân cò khi quãng vắng là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ -
đưa ra từ lặn lội lên đầu cáu, cách thay từ - thay từ con cò bằng
thân cò - càng làm tăng nỗi vất vá gian truân của bà Tú. Từ thân
cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ con của Tú Xương cũng sâu
sắc thấm thía hơn.
Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại
làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của
những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt
nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông đâu
phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng. Trong ca dao,
người mẹ từng đặn con rằng:
. Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.
Buổi đò đông không chi có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu
gắt, những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm
nguy. Hai câu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi
đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vá
gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn chải
trong hoàn cảnh chèn chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà
Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương, đó là tấm lòng
xót thương da diết.
Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp
của bà Tú. Bà là người đảm đang tháo vát:
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ
trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ
cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức:
Cơm hai bữa: cá kho rau muống
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô
(Thầy đồ dạy học)
Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cám phục sự hy sinh
rất mực của vợ:
Năm nắng mười mưa dám quản công
ờ câu thơ này, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng
phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ
chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể
hiện được đức tính chịu thương chịu khô, hết lòng vì chồng vì con
của bà Tú.
Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt
gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp
ở phía sau, nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật
sâu đậm. ờ bài thơ thương vợ cũng vậy. ông Tú không xuất hiện
trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách
khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn
tri ân vợ. Về câu thơ Nuôi đủ năm con với một chồng, có người cho
rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú
phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách
riêng, con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.
Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi. sinh rất mực của vợ
mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên
số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên
một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh
chịu Nợ gấp đôi duyên, duyên ít nợ nhiều. ông chửi thói đời bạc
bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.
Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự hờ hững của
ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ Tú
Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án:
Cô chồng hờ hững cũng như không
. ờ cái thời mà xã hội đã có luật không thành văn đối với người
phụ nữ: xuất giá tòng phu (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan
hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tùy (chồng nói, vợ theo), 'thế mà có
một nhà nho đám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, đám tự
thừa nhận mình là quân ăn lương vợ, không những đã biết nhận
ra thiếu sót, mà còn đám tự nhận khuyết điểm. Một con người như
thế chẳng đẹp lắm sao. ~
Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của
Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ về đẹp
nhân bản của hồn thơ Tú Xương. ở bài thơ này, tác giả không chỉ
thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án thôi đời mà còn tự trách.
Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm
khuyết càng thương yêu, quý trọng vợ hơn.
Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ
so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại.
Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ánh và ngôn
ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú
Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn
có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
 
D

duyenkute93

Tự Tình-Hồ Xuân hương
1. Hồ Xuân Hương có chùm thơ 3 bài với nhan đề "Tự tình". Đây là bài thơ thứ hai trong chùm thơ ấy. Giọng thơ cay đắng, buồn tủi... điều đó cho thấy nữ sĩ viết bài thơ này trong tâm trạng của người phụ nữ quá lứa lỡ thì...

2. Bài thơ thể hiện tâm trạng cuả tác giả tủi hận về tình duyên mà vẫn thách thức với duyên số.

Phân tích

1. Đề

Thao thức cả đêm dài. Lòng bồn chồn nghe tiềng gà gáy văng vẳng trên bom, từ một con thuyền trên mặt hồ, trên dòng sông đưa tới. Nữ sĩ ngồi dậy "trông ra khắp mọi chòm", mọi thôn xóm, chỉ thấy mịt mùng mà lòng thêm "oán hận" - oàn hận về con đường tình duyên.

2. Thực

Hai câu 3, 4 đăng đối, phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mõ thảm", tiếng "om" của "chuông sầu". "Mõ thảm" và "chuông sầu" là hai hình ảnh ẩn dụ cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, trắc trở trong tình duyên. Thao thức trong đêm dài, đau nỗi đau của đời mình như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng cốc"; tủi nỗi tủi của lòng mình như "chuông sầu", chẳng đánh "cớ sao om"?. Nỗi đau buồn, sầu tủi như thấm sâu vào đáy lòng, toả rộng trong không gian, kéo dài theo thời gian như những đêm dài. Đây là hai câu thơ hay nhất tả nỗi "thảm, sầu" trong sự trắc trở tình duyên.

"Mõ thảm không khua, mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh, cớ sao om?"

3. Luận


Hai câu 5, 6 đăng đối cũng là để tả tâm trạng "rầu rĩ", tủi giận về con đường tình duyên:

"Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm".

"Trước nghe những tiếng", là những tiếng gì? - Tiếng gà gáy trên bom? Tiếng "chuông sầu", "mõ thảm" dội lên từ lòng mình. Càng nghe càng thêm rầu rĩ, buồn tủi. Càng nghe càng "giận", hờn về tình duyên. Tình duyên được ví với trái cây, không còn "non xanh má phấn" nữa mà đã chín "mõm mòm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi. Cũng có nghĩa là đã quá lứa, đã lỡ thì! Trong câu thơ có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, than thân, trách phận, buồn tủi về con đường tình duyên. Hồ Xuân Hương thương mình, thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ.

4. Hai câu kết

Như một sự thách đố với số phận, với duyên số:

"Tài tử văn nhân ai đó ta?
Thân này đâu đã chịu già tom?"

Vừa nghi vấn, vừa cảm thảm, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn tin vào tài năng của mình có thể xoay đổi được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6, nữ sĩ viết: "Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8, bà lại nói:"thân này đâu đã chịu già tom!". "Già tom" nghĩa là rất già, già hẳn. Một cách "nói cứng", thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ "Tự tình" cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên ta thấy hạnh phúc lứa đôi chưa một lần mỉm cười với bà. Người đọc mãi mãi cảm thông với những sầu tủi, cay đắng, oán hận của nữ sĩ, của những người phụ nữ duyên ôi phận hẩm, quá lứa lỡ thì.

Bài thơ gieo vần "om”, 5 vần thơ, vần nào cũng tài tình: "bom - chòm - om - mòm - tom". Vần nào cũng hóc hiểm, tạo nên âm điệu như thắt, như nén lại cái "oán", cái "hận", cái "ngang bướng" của một tâm trạng, một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc - đó là vấn đề ám ảnh chúng ta khi đọc thơ "Tự tình" này của Hồ Xuân Hương.
Thương Vợ thì bạn dựa theo dàn bài này để làm.
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.

Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sống,

Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm.

Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động:

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.

Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:

“Năm nắng mười mưa dám quản công”

Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.

Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.

Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!
 
D

duyenkute93

3,Bài ca ngắn đi trên bãi cát-Cao Bá Quát
1.Thời đại

- Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý.

- “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó khăn trên đường công danh.

- Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. Những người có lí tưởng như Cao Bá Quát khi chưa tìm được con đường mới có ý nghĩa họ rơi vào trạng thái cô đơn bế tắc.

- “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó khăn trên đường công danh.

2.Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát

- Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn

- Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cô độc. “Đi một bước lùi một bước, lữ khách…nước mắt rơi”

- “ Không học được tiên…giận khôn vơi” Nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh.

- “ Xưa nay…tỉnh bao người” sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời. Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ

Nhận định mang tính khái quát về nhưng kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn, được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.


- “ Bãi cát dài…làm chi trên bãi cát?”  Tâm trạng bế tắc của người đi đường, chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.

=> Nỗi niềm bi phẫn cực độ “ anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Gọi nó là đường cùng, nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể hiện cái mâu thuẩn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp một cách khó nhọc hay từ bỏ nó? nếu đi mình sẽ tầm thường như phường danh lợi xưa nay, nếu bỏ cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì “phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng, phía Nam núi Nam sóng dào dạt” Mọi ngã đều chắn hướng, dưới chân là bãi cát và con đường ghê sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại trong một nỗi niềm bi phẫn cực độ: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Một sự bỏ cuộc, từ chối vì ông biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt. Sự bỏ cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt vọng nhưng không làm họ nhỏ bé, hèn mọn, từ bỏ cái mịt mù vô nghĩa để tìm lại từ đầu một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng…

=> Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời.

3.Nghệ thuật

- Thay đổi cách xung hô. (Khi thì “ khách”, khi thì “ta”, khi thì “anh”) nhiều trạng thái tâm trạng, giúp tác giả nói một cách thuyết phục hơn về vấn đời danh lợi trong đời.

- “Khách”: tự tách mình thành khách thể để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan về con đường công danh. Khi xưng “anh”: ông đặt mình trong thế đối thoại với chính mình để tìm lối thoát; “ ta”: là chủ thể trữ tình, vị trí của một người đang vất vả trên đường danh lợi để giãi bày tâm sự của người trong cuộc…

- Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn…

Nhiều câu hỏi, câu cảm thán  thể hiện nhiều trạng thái tâm trạng…
goodluck!
 
H

hardyboywwe

1.Về bài thương vợ

Theo mình thì bạn nên tóm tắt dàn ý theo 4 phần như sau:

a.Hai câu đề:

-Ở 2 câu này chúng ta thấy gánh nặng gia đình mà bà Tú phải gánh vác.
+Công việc của bà vất vả( quanh năm buôn bán,nuôi đến 5 con và 1 chồng.....)
+Chú ý đến cách khai thác từ và trật tự từ trong câu,đặc biệt là ở câu thơ thứ 2.Nuôi 5 con là nhiều nhưng đó là trách nhiệm \Rightarrow bình thường.Nhưng nghịch lý ở chỗ vợ phải nuôi chồng \Rightarrow nghịch lý tự ông chồng cảm nhận được.

b.2 câu thực:

-Khắc hoạn thành công hình ảnh đảm đang của bà vợ:

+Đồng nhất trực tiếp thân cò vào thân phận bà vợ.

+Chú ý các từ láy "Lặn lội,eo sèo" bạn nhé!Nóp được đảo lên đầu câu có tác dụng làm nổi bật hình ảnh nhân vật.

+Vận dụng hình ảnh thân cò trong ca dao vào bà vợ một cách rất sáng tạo.

c.2 câu luận:

-Cho thấy đức hi sinh thầm lặng của bà vợ

-Đó cũng là đức tính của người phụ nữ Việt Nam

d.2 câu kết:

Ông Tú hóa thân vào thân phận bà Tú mà chửi thay cho bà: Ông chửi cái thói đời ăn ở bạc,vợ phải nuôi chồng ăn học.Ông rất hiểu và thương vợ,những lời than tiéng chửi ở đây chứng tỏ ông là người rất có nhân cách.
 
Top Bottom