cần gấp mai nộp rùi!

H

hiemcokhotim_love

- Tiên : đầu tiên
- Hậu: sau
--> Đầu tiên phải học lễ nghĩa, cách ứng xử, ăn nói, giao tiếp, đạo đức sau đó mới đến học để mở mang kiến thức, học vấn
mỳnk chưa học giải thjx nên chỷ bjk vậy thui
 
T

thunderstorm

dau tien la gioi thieu ve cau cham ngon do.Sau do giai thik nghia den va nghia bong cua no,roi ghep lai giai thich tung cau nhu"tien hoc le" la gi,"hau hoc van" la gi?bai van can nhieu giai thik nen co suy nghi them nua nhe ban.nho neu 1 it dan chung nhung dung qua nhieu,va cuoi bai ban co the ghi cam nghi cua minh,y nghia cua cau cham ngon do.
 
C

christiney

Tiên học lễ, hậu học văn

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn đề cao và gìn giữ truyền thức đạo đức của dân tộc, xem lễ nghĩa là bài học đầu hàng của con người. Vì vậy ông cha ta có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn”.Đến nay, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

“ Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bằng chữ Hán, là môt trong những lời răn dạy của Khổng Tử. “Lễ” ở đây được Nho giáoquy định bằng những lễ giáo, đạo lí phong kiến, khép con người vào khuông khổ kỉ cương( trai thì “tam cương ngũ thường”, gái thì “tam tòng tứ đức”). Con người có được những lễ giáo này thì mới bắt đầu học “văn”.”Học văn” theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách thánh hiền( tứ thư ngũ kinh).Như vậy, lời dạy của Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách , cái đạo lí làm người rồi sau đó hãy học đến nhiều điều khác.Đây là lời nhắc nhở của nhân ta: Phải học đạo đức làm người trước rồi hãy học kiến thức khoa học khác.Thế cũng đủ để hiểu rằng học lễ- học đạo đức làm người rất quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.

Ta đã được học lễ nghĩa từ rất nhỏ qua những lời ru,câu chuyện, các lời rui của bà,của mẹ, các đạo lí làm người đã được gửi gắm trong những giai điệu, khúc hát ấy. Vì đạo đức là nền tảng, truyền thống thấm nhuần trong trí óc mỗi con người. Chính vì thế câu tục ngữ” Dạy con từ thuở còn thơ” rất đúng đối với mọi thời đại.Đó là những câu hát về tình yêu thương của bà,của mẹ dành cho con cháu, cho con.Tiếng ru là tiếng lòng, là chiều sâu trong tâm tưởng, thể hiện tâm tư tình cảm của người mẹ,của người bà đối với con cháu.Cho đến khi lớn lên chúng ta cũng khó có thể quên được những câu hát ngọt ngào chứa chang sự thương yêu của bà, của mẹ, thể hiện qua câu tục ngữ:

“Dẫu tôi đi trọn cuộc đời

Vẫn chưa đi hết những lời mẹ ru.”

Bên cạnh đó,những câu hát hò ru con còn thể hiện công lao vất vả của mẹ nuôi con.Nhưng liệu những câu Hát Ru còn sống được bao lâu nữa nếu như những em bé không còn được nghe tiếng ru của Bà, của Mẹ, của Chị? Cuộc sống thành thị quá bận rộn, phương tiện truyền thanh truyền hình lại có nhiều chương trình sôi động, hấp dẫn, khiến cho người lớn bị quay cuồng trong nhịp sống hối hả,không còn bình tâm để đưa em bé vào giấc ngủ êm đềm qua tiếng hát ru nữa.chính vì thế, chúng ta cần phải biết trân trọng những câu hát mà me.,bà đã từng hát ru cho chúng ta qua giấc.

Lớn hơn chút nữa,cha mẹ dạy chúng ta về những điều ứng xử và đơn sơ nhất trong đời sống hằng ngày. Đó là lễ phép tắc đầu tiên “Đi thưa về trình”.Muốn đi đâu thì cũng phải biết nói với cha, với mẹ để cha, mẹ không phải lo lắng. Còn khi đã về rồi thì phải biết báo cho cha, mẹ hay để cha, mẹ không phải trông ngóng hay chờ đợi. Tuy đây chỉ là những thứ nhỏ nhắn nhưng nó thật sự quan trọng nếu ta bỏ quên nó. Còn đối với cách ứng xử trong giao tiếp,ta phải biết kính trên nhường dưới với người lớn tuổi hơn mình,phải biết kính trọng lễ phép để người lớn co thể đánh giá mình là một em bé ngoan,biết lễ độ,và đó cũng là một phần thể hiện sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi hơn mình. Đối với những em bé nhỏ ta phải biết nhường nhịn, không tranh giành và biết nói những điều ngọt ngào với em bé,như thế ta mới trở thành một người con ngoan.Ngoài ra, khi ai đó giúp đỡ mình,dù là những việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất,ta phải biết nói lời “cảm ơn” để thể hiện sự biết ơn của mình khi được họ giúp đỡ. Khi ta mắc lỗi lầm,làm cho ai đó buồn,làm mách lòng ai đó hoăc thâm chí mình không làm sai mà họ vẫn cứ trách mình thì cũng phải biết nói lời “xin lỗi” để thể hiện mình đã biết lỗi với hành vi mình đã làm và cố gắng sửa chữa hoặc để họ vừa lòng và không trách mắng ta nữa. Lời “cảm ơn” và “xin lỗi” rất ngắn,dễ nói hưng nó thể hiện sự tôn trong của mình và tấm lòng của mình đối với người khác.Ví dụ như: Ta chỉ vô tình giẫm lên chân một người bạn,nếu biết nói lời “xin lỗi” thì có thể người đó có thể bỏ qua không trách mắng, và dù sao cũng nhẹ nhõm người hơn. Nếu ta không nói “xin lỗi” ,có thể người bạn ấy sẽ nghỉ ta cố tình muốn chọc phá và sẽ nổi cáu, giận dữ hoặc gây ra xích mích không chừng.Vì thế, lời “xin lỗi” thực sự rất cần thiết vào thời điểm này hay những hoàn cảnh khác. Còn khi đến trường,,ta sẽ được dạy những cái lễ nghĩa lớn hơn : Tình yêu tổ Quốc,tình yêu quê hương, đất nước.Bài học đầu tiên khi bước vào lớp Một, thầy cô đã dạy là “Năm điều Bác Hồ dạy: Một là yêu Tổ Quốc,yêu đồng bào. Hai là học tập tốt, lao động tốt. Ba là Đoàn kết tốt, kĩ luật tốt. Bốn là giữ gìn vệ sinh thật tốt. Năm là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Đó là nền tảng vững chắc và quý giá mà ai cũng nhớ khi đi học,khi đã là học sinh. Đạo đức là tiêu chuẩn đánh giá một con người. Xã hội luôn quý trọng người có lễ và có học, nhưng người có lễ sẽ được khi quý trọng hơn. Như xưa, Phạm Sư Mạnh là một học trò của Chu Văn An, khi ông đi thi và đỗ đạt cao ở triều, ông về thăm thấy giáo của mình là Chu Văn An, thế nhưng trên đường đi, binh lính la hét, đuổi người dân bá tánh ra để tránh đường cho kiệu Phạm Sư Mạnh đi. Khi Chu Văn an biết được điều ấy, ông rất nổi giận và không cho Phạm Sư Mạnh vào nhà. Quân lính triều đình và cả ông ấy phải quỳ xin Chu Văn An gần cả buổi thì ông mới tha lỗi. Câu chuyện ấy thể hiện Chu Văn An là người rất biết tôn trọng người dân bá tánh,biết thương người, rất có tình nghĩa.

Một điều quan trọng nữa: Gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình không có kỉ cương, nề nếp thì cơ thể xã hội ấy sẽ không phát triển mạnh được. Một gia đình có đứa con hư, không biết dạy dỗ thì người con ấy sẽ không trở thành một công dân tốt được.Một gia đình mà có người mẹ suốt ngày đi cờ bạc, bố thì sáng xỉn chiều say,sẽ ảnh hưởng đến đứa con trong gia đình ấy và gia đình này sẽ không trở thành công dân tốt để xã hội phát triển. Cha mẹ mà không biết dạy con cái thì cũng giống như thế. Như câu tục ngữ” Quốc có quốc Pháp, gia có gia quy” rất đúng.

Ngoài ra, kẻ có tài mà không có đức thì làm điều tác hại khôn lường,là người vô dụng.Tuy thế, nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn. Như thế, đạo đức rất quan trọng,chúng ta cần phải bồi dưỡng nó.Những mẫu người điển hình: Hitler là một người rất có tài về quân sự và nhiều thứ khác nữa nhưng lại không có đức, ông ta tham lam, muốn “cai trị” cả châu Âu rồi đến thế giới.Cả “Hacker” cũng như thế, hắn là người rất giỏi về máy tính,giỏi về lập trình nhưng lại lợi dụng sự tài năng của mình đi làm những việc xấu như phá password,thả vi rút hay phá vỡ những phần mềm của trang web,hay mạng xã hội,…Cả những nhà khoa học chế tạo ra chất phóng xạ ,những kẻ không có đức sẽ lợi dụng điều này để chế ra bơm nguyên tử, gây nguy hiểm cho đất nước,thế giới. Những con người như thế con tệ hại hơn cầm thú, một người vô dụng và không có ích cho xã hội.

Chính vì những tác hại của những người không có đức gây ra thật nguy hiểm, chúng ta cần rèn luyện đạo đức, nhâm phẩm trước khi trau dồi những thứ khác.Đối với gia đình, chữ “hiếu” phải được đặt lên hàng đầu.Điều ấy có nghĩa là chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương anh chị em và nhường nhịn nhau và chia sẻ lẫn nhau như câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể tay chân” để duy trì tình cảm trong gia đình.Đối với hàng xóm phải có nghĩa,có sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau.Ngoài xã hội thì phải có tình.Chẳng hạn khi đi xe buýt, gặp một bà lão hay ông lão không còn chỗ ngồi thì mình phải biết nhường chỗ cho họ,ho8ac5 một em bé cũng vậy,để thể hiện sự lịch sự và có lễ độ của mình. Còn ở nhà trường, ta phải biết lễ phép với những thấy cô,biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, và nhất là phải biết chấp hành luật pháp của nhà trường đưa ra, thế mơi trở thành một học sinh tốt .

Đạo đức là một đức tín cần thiết, rất quan trọng đối với mỗi con người và cũng là nền tảng xã hội. Dù ta có học giỏi đến đâu, có tài đến đâu mà không có đức thì cũng trở nên vô dụng. Vì vậy, muốn xã hội ngày càng phát triển cần tạo nền móng đạo đức cho vững chắc.Chúng ta phải phải sống trung thực, không lừa gạt ai hay dối trá ai, phải lễ phép với người lớn,nói chuyện phải dạ phải vâng, khi làm ai đó phật lòng hay được họ giúp đỡ phải biết nói lời xin lỗi hoặc cảm ơn tùy từng trường hợp. Chúng ta cũng phải biết đoàn kết với nhau, đặt cái “lễ” lên hàng đầu để trở thành con người có đạo đức, trở thành một công dân tốt và góp phần làm cho xã hội phát triển hơn.
 
C

christiney

dau tien la gioi thieu ve cau cham ngon do.Sau do giai thik nghia den va nghia bong cua no,roi ghep lai giai thich tung cau nhu"tien hoc le" la gi,"hau hoc van" la gi?bai van can nhieu giai thik nen co suy nghi them nua nhe ban.nho neu 1 it dan chung nhung dung qua nhieu,va cuoi bai ban co the ghi cam nghi cua minh,y nghia cua cau cham ngon do.

Bạn viết có dấu đi... khó nhìn quá ah`.... @-) @-) @-)............
 
V

voiconrachan

Nếu thấy hay cho mình 5* nha! hihi.
Ngay từ những năm học cấp I, khi bước vào cổng trường thì hang chữ này đập vào mắt tôi, rất rõ và rất to trên bức tường của dãy tầng lầu của lớp học. Học cấp I, chẳng ai giải thích cho tôi câu ấy có ý nghĩa thế nào cả, đến khi vào cấp II, một chị lớp chuyên văn hỏi tôi “ em hiểu câu ấy thế nào?”, cái đầu của con nhỏ lớp 6 vẫn còn non nớt lắm. Tôi vẫn chưa hiểu “ LỄ” là thế nào? Và “VĂN” là thế nào cả. Chưa mường tượng ra được những lễ nghĩa, những phép tắc dù rất đơn sơ, nhỏ bé trong cuộc sống nhưng lại thật lớn lao, cao cả. Chính vì lẽ đó, trong suốt con đường học tập của mình, tôi rât tôn trọng những người thầy, người cô. Và đặc biệt hơn là những người trực tiếp dạy mình. Một năm chỉ có 1 ngày 20/11_ ngày nhà giáo Viêt Nam. Tôi ý thức được bất kì kiến thức nào tôi lĩnh nhận được từ thầy cô đều vô giá, có đôi khi lời dạy dỗ bên lề bài học lại là nguồn gốc cho tôi hiểu hơn về những phép tắc trong cuộc đời con người, hiểu hơn về cái LỄ trong việc khoanh tay chào cô giáo ngày học cấp I, hay đang đi trong sân trường gặp thầy cô đi ngang thì bỏ mũ chào cô, đang chạy xe ngoài đường gặp thầy cô cũng biết gật đầu nở nụ cười thể hiện sự tôn kính thầy cô.

Chúng ta, mỗi con người khi được đi học, học để không chỉ nhận phần VĂN vào đầu mình mà còn trau dồi phần LỄ. Tôi, trãi qua biết bao thầy cô, biết bao lời khuyên, lời động viên từ thầy cô và vì tôi, một đứa con gái coi trọng giá trị tình cảm giữa con người với con người, nên bản thân tôi ý thức mình cần có những người thầy không chỉ dạy cho tôi cái VĂN. Chính vì thế, những người thầy đi qua đời tôi, tôi luôn nhớ đến họ nhưng những người thầy luôn ghi đậm một cách sâu sắc trong trái tim tôi dù đó chỉ là một cô chủ nhiệm từ thời tôi học lớp 5, xa lơ xa lắc chính là những người thầy đã cho tôi những suy nghĩ về cách học làm người. Hôm nay, một đứa SV mới ra trường, khi đến ngày 20/11, chợt tôi nhận ra mình đang mất dần đi chữ “ Thầy”, “Cô” trong giao tiếp hang ngày (nếu có chăng chỉ là khi bạn bè ngồi nói chuyện về một người Thầy nào đó) và tôi bồi hồi nhận ra mình càng ít có cơ hội thể hiện tình cảm của mình đến các Thầy Cô của mình trọn vẹn, vô tư, nhiệt tình nữa. Cuộc sống đang cuốn tôi đi, như dòng song đang chảy xiết! Trong tim tôi vẫn có họ, nhưng làm sao tôi có thể chạy đến bên từng người, những người Thầy, Cô tôi yêu mến trong cùng một ngày để tỏ lòng biết ơn của mình đây? Tôi chỉ là một con người, không thề phân chia mình được! Và đã 2 năm nay rồi tôi quên gửi thiệp về chúc mừng ngày nhà giáo đến các cô chủ nhiệm của tôi. Cuộc sống quanh tôi đang chảy mạnh. Tôi chỉ có thề nói rằng:

“ Như dòng sông đang nhớ về nguồn, như đàn chim đang xây tổ ấm, em trọn đời ghi sâu công ơn, những người dạy dỗ em nên người”. Thầy Cô ơi, em mượn lời bài hát này để tỏ lòng của mình đến công ơn thầy cô, Những Thầy Cô đã đi qua cuộc đời em, dạy dỗ em thành một Thụy Vũ ngày hôm nay. Giờ đây, khi buớc ra cuộc đời, em thật vững chãi với kiến thức mình đã lĩnh hội và đang tiếp nhận. Và em cũng thật vững vàng vì những phép tắc làm người, tình cảm con người Việt Nam mà em được thầy cô dạy dỗ. Cám Ơn Thầy Cô!
 
H

huong54355310

lop 7 hoc van nghi luan ma (loai nay hinh nhu la jai thich) sao ban lai post bai ki zi!
 
V

vinh001

Các bạn ơi giúp mình bài này với

Hãy chứng minh ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình thiêng liêng sâu nặng

Đề ôn của trường CVA đó
 
J

joong_mon_1997

Tiên học lễ:- Tiên là đầu tiên
-học là một cách thêm kiến thức
-Lễ là các lễ nghĩa
Hậu học văn-Hậu là sau
-học như trên
- văn là chữ nghĩa
\Rightarrow câu tục ngữ muốn nó bạn hãy học cách cư sử cho đúng cái đã rồi mới nên học cái chữ.
 
Top Bottom