cần gấp các bạn ơi giúp mình với

L

lapham

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho đoạn trích
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run
Nàng rằng:" Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm tri người cũ chàng còn nhớ không ?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân ?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân ,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọị là
( Thúy Kiều báo ân báo oán_Nguyễn Du)
Hãy phân tích đoạn thơ trên
 
T

thuyan9i

Được mời tới nơi Kiều xử án, trước những “gươm lớn giáo dài” Thúc Sinh vô cùng kinh hãi :

“Cho gươm mời đến Thúc Lang
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run”

Thần sắc chàng họ Thúc như chẳng còn chi : Mặt xanh “như chàm đổ”, người thì cứ run lên bước đi không muốn nổi : “mìng dường dẽ run” là như thế. Hình ảnh ấy đã mô tả đúng tính cách của chàng ta-một thư sinh nhu nhược- Trông thật tội nghiệp.
Nhìn thấy hình ảnh này Kiều đã không khỏi động lòng trắc ẩn. Lời lẽ của nàng dành cho họ Thúc là những lời xuất phát từ một tấm lòng tri ân sâu sắc. Chính chàng là người đã đưa nàng ra khỏi cảnh bùn nhơ. Cùng với chàng, Kiếu cũng đã có những tháng ngày hạnh phúc trong một cuộc sống gia đình. Quả là “nghĩa nặng nghìn non”. Nàng đã dùng nhiều từ Hán Việt : “nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ lòng…" lại dùng cả điển tích “Sâm Thương” thật trang trọng để diễn tả lòng biết ơn của mình.

“Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không ?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”

Cho dù vì gắn bó với Thúc Sinh mà Kiều đã lâm vào kiếp tôi đòi nhưng nàng hiểu nỗi khổ của mình không phải là lỗi của Thúc Sinh mà thủ phạm chính là Hoạn Thư. Kiều thông cảm cho hoàn cảnh của chàng. Vì thế mà dẫu có đền ơn bao nhiêu cũng không sao đền đáp cho xứng đáng :

“Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là”
 
Top Bottom