- (Hóa học) Nói những tinh thể của những chất mà phân tử có chứa một số phân tử nước nhất định. Hay còn gọi Hidrat hóa: muối kết tinh (tinh thể ngậm nước)
VD: Na2CO3.10 H2O trong đó: Na2CO3 là khan và 10 H2O là nước kết tinh. Na2CO3.10 H2O là tinh thể ngậm nước.
Cách tính: Na2CO3.10 H2O=106+10.18=286
Muối.nH2O ví dụ : CuSO4.5H2O đọc là "Muối đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước"
trong đó : n là số tinh thể ngậm nước.
+ Khối lượng mol của tinh thể ngậm nc : klg mol Muối + n . 18
ví dụ trên : M CuSO4.5H2O = (64+32+16.4)+5.18 = 250 g
+ Khối lượng mol nước : n . 18
ví dụ trên : n H2O = 5 . 18 = 90 g
Một ví dụ cụ thể nhé : Khối lượng của CuSO4 trong dd là 64g, khối lượng của tinh thể ngậm nc là 100g. Xác định CTHH của phân tử muối ngậm nước
Giải:
Gọi CTHH của muối ngậm nc là CuSO4.nH2O
biết M CuSO4 = 64g => nCuSO4 = 64 : (64+32+16.4) = 0,4 mol
M CuSO4 = 160g
Theo bài ra ta có : (160 + n . 18).0,4 = 100 <=> 160 + n . 18 = 100 : 0,4 = 250 <=> n . 18 = 250 - 160 = 90
<=> n . 18 = 90 <=> n = 5
Vậy CTHH của phân tử muối ngậm nước là CuSO4.5H2O
Còn muối axit thì mình biết là :
ví dụ :
Ca(OH)2 + SO2 --> CaSO3 + H2O
1 ------------1
nếu tỉ lệ là 1:1 thì sản phẩm là muối trung hoà
Ca(OH)2 + 2SO2 --> CaHSO3 (bạn tự cân bằng nhá)
1 ------------2
nếu tỉ lệ là 1 : 2 thì sản phẩm là muối axit
số mol của tinh thể ngậm nước = số mol của đồng sunfat đó bạn.
- Muối ngậm nước là những tinh thể của những chất mà có chưa một số phân tử nước nhất định.
+/ Vd: +/ Na2CO3.10H2O trong đó Na2CO3 là khan còn 10H2O là nước kết tinh.
Cách tính PTK:
M(Na2CO3.10H2O) = 106 + 10.18 = 286(g)
+/ tính chất của muối axit:
- Tác dụng với axit tạo thành muối mới + khí cacbonic + Nước.
Vd: NaHCO3 + HCl---> NaCl + CO2 +H2O
- Tác dụng với bazo ( của cùng kim loại đó) tạo thành muối + H2O.
vd: NaHCO3 + NaOH ---> Na2CO3 + H2O
- tác dụng với bazo dư tạo thành muối +(OH) + H2O
- muối axit dư tác dụng với bazo tạo thành 2 muối mới + H2o