Cảm thụ văn

T

thithuan321

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập 1:
Mở đầu bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Tế Hanh viết:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng."
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên?
 
L

lan_phuong_000

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…

Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.

Nhớ con sông quê hương là một lời nhắn nhủ, tái hiện cũng thật nguyên vẹn hình ảnh của một thủa hoa niên, với một thi sĩ lãng mạn Tế Hanh đã góp vào phong trào Thơ Mới 1932 – 1945 những vần thơ thật trong sáng của lứa tuổi học trò, trong một tâm cảm về quê hương đậm nét

Nếu phải làm một phép so sánh thì có thể thấy giữa hai bài thơ, ở hai thời điểm khác nhau nhưng vẫn chỉ là phản chiếu một tiếng nói, một tấm lòng của một người vốn rất ân tình với quê hương xứ sở. Có khác chăng, thưở hoa niên Tế Hanh bày tỏ tình cảm với quê hương của một cậu học trò mới lớn, tạm xa quê lập chí lập thân, còn bài thơ sau là nỗi đau đất nước bị chia cắt hai miền, gắn tâm trạng của những đứa con “đêm Nam ngày Bắc”. Nhưng cả hai bài thơ đều vẫn một nỗi nhớ “nồng mặn”, cũng chính là chất Tế Hanh không thể lẫn vào một ai khác.

Thơ của Tế Hanh không có cái uyên bác suy tưởng của Chế Lan Viên, không đắm say bồng bột như Xuân Diệu, không thăng hoa biến ảo như Hàn Mặc Tử, không trau chuốt sang trọng như thơ Bích Khê – những nhà thơ miền Trung khu Năm, nhưng vẫn có một phong cách đủ ghi dấu ấn một tấm lòng. Tế Hanh rất thật thà, rất hiền lành trong thơ, và chính điều đó đã khiến ông chinh phục được những bạn đọc khó tính. Tôi chợt nhận ra một điều thành đặc trưng thơ Tế Hanh, đó là ông viết rất hay khi ở một không gian lạ, xa cách quê hương, những câu thơ nảy ra từ tình cảnh cách xa lại làm người khác dễ đồng cảm hơn cả. Có thể nhận ra một mạch xuyên suốt này qua những bài thơ Mặt quê hương, Bài thơ tình ở Hàng Châu…Âu đó cũng là một nét Tế Hanh chăng?

Nguồn : http://ktexcel.blogspot.com/2011/01/nho-con-song-que-huong-te-hanh.html
 
Top Bottom