Văn Cảm thụ văn học

Trần Nhật Linh

Học sinh
Thành viên
18 Tháng tư 2017
24
18
41
21
Phú Thọ
THPT Long Châu Sa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Miền trung
Bao giờ em đến thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai reo mọc trắng mặt người
( Miền Trung - Hoàng Trần Cương )
Không cần viết đoạn văn đâu, chỉ cần dàn ý đoạn văn Tồng - phân - hợp thôi. Các bạn giúp mình với!!!
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Miền trung
Bao giờ em đến thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai reo mọc trắng mặt người
( Miền Trung - Hoàng Trần Cương )
Không cần viết đoạn văn đâu, chỉ cần dàn ý đoạn văn Tồng - phân - hợp thôi. Các bạn giúp mình với!!!
luận điểm đầu đoạn:
bài thơ"Miền Trung " của nhà thơ Hoàng Trần Cương đã sử dụng một loạt các biện pháp tu từ để làm nổi bật lên trước mắt người đọc hình ảnh một miền quê nghèo khó, thiên nhiên khắc nghiệt và nỗi niềm đau xót của tác giả về miền trung.

các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh
- Ẩn dụ:
+ mồng tơi không kịp rớt => sự nghèo nàn, khốn khó
+ Lúa con gái => độ xuân thì
+ trắng mặt người => sự tàn phá của thiên nhiên khắc nghiệt.
- Nhân hóa:
+ Lúa con gái mà gầy còm => sự héo hắt, tàn lụi của lúa.
- So sánh:
+ Gió bão tốt tươi như cỏ => diễn tả sức mạnh của bão gió.
kết lại: Các biện pháp tu từ trên đã làm nổi bật lên trước mắt người đọc hình ảnh một miền quê nghèo khó, thiên nhiên khắc nghiệt. Qua đó, thể hiện nỗi xót xa, day dứt, đồng thời thể hiện niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả về Miền Trung.
 
Top Bottom