cảm thụ văn học

K

kobato_2509

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Bài thơ ca ngợi về hình ảnh hoa sen, mượn hoa sen để thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự thanh khiết của những người dân lao động.
Bông sen là hình tượng gần gũi với con người, đặc biệt là đối với những người nông dân. Câu đầu tiên như một lời nhận xét, khẳng định, vào đề một cách tự nhiên:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Tác giả dân gian đã tôn sen lên hàng đầu, cao quý và tao nhã, tuy mộc mạc nhưng mang đầy ý nghĩa. Mỗi loài hoa đều có những ý nghĩa khác nhau nhưng riêng cây sen nó tượng trưng cho tâm hồn trong sáng, hiền lành của những người dân lao động. Cảnh tượng bông sen trong đầm hiện lên như một bức tranh thuỷ mặc êm đềm và tĩnh lặng. Câu thứ hai:
“Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng”
đã chứng minh được vẻ đẹp thuần khiết của sen bằng cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ về từng bộ phận. Màu xanh bọc lâý trắng rồi điểm xuyết thêm vàng tạo nên nét hài hoá về màu sắc. Từ “lại” trong bài là sự nối tiếp, nhấn mạnh về sự đa dạng màu sắc của sen. Câu thơ thứ 3 như khẳng định lại một lần nữa về vẻ đẹp của nó.
“Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh”
Bằng hình thức đảo vị trí các chi tiết , điệp từ chuyển tiếp “nhị vàng” cũng tạo thanh điệu, sự hiệp vần và cả cách ngắt nhịp có phần thay đổi.
Câu thơ này là phần cao trào của bài, làm nền tảng vững chắc để bật sang câu kết đầy bất ngờ và thú vị:
“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
“Bùn” ở đây là môi trường tiếp xúc của sen hay nói đúng hơn là chỉ xã hội phong kiến bất công bấy giờ đầy rẫy những tham những, dơ bẩn, ô uế. Tuy vậy mà bông sen vẫn rực rỡ, sáng ngời, toả ánh hào quang, không hề dơ bẩn. Mà ngược lại nhờ những môi trường xung quanh ấy mà sen càng thêm đẹp, làm tăng sự tôn vinh.
Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ “bông sen”, tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.


NGUỒN: INTERNET
 
B

boy_100

Có lẽ nếu có cuộc bình chọn loại hoa nào vừa dân dã, gần gũi với đời sống người dân nông thôn đồng bằng Việt Nam vừa toát lên vẻ cao quý, thanh khiết thì hoa sen ắt hẳn giành “vương miện”. Quả thật đồng bằng nước ta từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có hoa sen. Hoa sen được vẽ trang trí trên đồ gia dụng. Hoa sen cũng là mô típ tạo hình cho cả Thiền môn. Đức Phật từ bi toạ trên đoá sen. Chùa Một Cột tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam là hình ảnh cách điệu của đoá sen nổi trên hồ nước. Núi Dục Thuý, một vùng sơn thanh thuỷ tú lừng danh, cũng được thi hào Nguyễn Trãi ví với đoá sen. Những con người tài trí lỗi lạc cũng lấy sen để biểu lộ cho cốt cách tài năng của mình như trường hợp của Mạc Đĩnh Chi trong “Ngọc tỉnh liên phú”. Trong thời đại cách mạng, nhân dân Miền Nam đã tự hào:

“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Thật thú vị, từ thời xa xưa nhân dân Việt Nam đã từng ấp iu bài ca dao nổi tiếng về loài hoa này:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Bài ca dao này, chúng tôi đã được học từ thời “vỡ lòng” và thật bất ngờ nó có một sức sống dai dẳng trong lòng tưởng chừng nhập tâm đến mức không ý thức được sự cần thiết phải cắt nghĩa xem nó hay, nó đẹp ở chỗ nào!

Lời thơ lục bát ở đây tưởng bình lặng tuôn chảy qua bốn dòng thơ, nhiều hình ảnh được lặp lại tưởng chừng rất giản dị, dễ hiểu. Lời kết bài tưởng như cũng được lẩy ra một cách tự nhiên khẳng định cốt cách thanh cao của loài hoa quý nơi đồng nội để qua đó khẳng định phẩm chất thanh cao của người nông dân quanh năm lam lũ nơi “bùn lầy nước đọng”. Nhưng rồi đọc lại, ta vẫn thấy vỡ ra bao điều thú vị.

Hai câu đầu tác giả dân gian sử dụng lối dẫn dắt, giới thiệu rất tự nhiên, chân mộc - Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng- nhưng mang một giá trị tạo hình thật đặc biệt: Khóm sen nổi trội lên giữa đầm nước mùa hạ trong xanh dưới ánh nắng trời. Sắc lá xanh tươi như những chiếc ô xinh xắn nhô lên mặt nước, mát mắt, ưa nhìn. Bông sen mở cánh trắng muốt sáng lên dưới nắng trời, toả hương ngào ngạt từ nhị hoa vàng, Cách miêu tả từ bao quát đến chi tiết bằng những màu sắc tươi tắn hài hoà như vậy quả chứa đựng tình yêu sen nhiều lắm! Tác giả dân gian đã truyền tình yêu ấy qua hàng trăm, hàng nghìn năm nay đến trái tim của hàng triệu người dân Việt. Và người ta có quyền háo hức muốn nghe “hướng dẫn viên” nói gì nữa về vẻ đẹp của sen:

'Nhị vàng, bông trắng, lá xanh'

Thì ra vẫn là các chi tiết cũ. Chính các chi tiết đã biết này khiến ta “mất cảnh giác”, dễ thiếu thận trọng đúng mức trong thưởng thức. Ngẫm ra chữ thứ sáu câu lục thứ ba này không hề hiệp vần với với chữ thứ tám câu bát bên trên. Như vậy bài thơ đã đổi vần đột ngột. Vần trong thơ khác nào hệ thống kinh mạch trong một cơ thể con người. Sự đổi thay đột ngột nào chẳng gây những chấn động . Nhà thơ Huy Cận đã so sánh việc đổi vần này “có khác nào như một dòng nước đang chảy xuôi, ta dựng lên một cái đập, hoặc buộc dòng nước đổi chiều, đổi vần để bắt chúng ta phải chú ý, chỗ dòng nước cuộn lên, buộc ta phải quan sát, phải chứng kiến một sự kiện gì đây…” ( Báo Văn nghệ số 327)

Thì ra chỗ nhà thơ dân gian buộc chúng ta phải lưu ý là tuy vẫn nêu lại các chi tiết cũ nhưng đã có sự hoán đổi vị trí của chúng. Câu trên miêu tả theo trình tự từ ngoài vào trong: lá xanh, rồi bông trắng và nhấn mạnh “lại chen nhị vàng”. Dùng nhị vàng trong chức vụ bổ ngữ cho ngữ động từ “lại chen” càng nêu bật tính chất nhỏ nhoi, mong manh của nó. Do sự đăng đối trong cấu tạo, lá xanh, bông trắng, nhị vàng được hiểu như là những ngữ danh từ. Xanh, trắng vàng đóng vai trò định ngữ. Đến câu sau nhị vàng được nêu lên đầu tiên, rồi đến bông trắng và cuối cùng là lá xanh. Cũng do cấu trúc đăng đối nên có thể hiểu vàng, trắng, xanh ở đây đóng vai trò vị ngữ (Nhị thì vàng, bông thì trắng; lá thì xanh) làm tăng tính khẳng định, xác nhận những đặc điểm của sen. Chúng ta hình dung như được tác giả dân gian đang tỉ mỉ “lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng” để củng cố niềm tin của ta vào nhận xét “trong đầm gì đẹp bằng sen” (Huy Cận - Tài liệu đã dẫn) đã được nêu một cách tường minh ở câu thơ mở bài. Ừ, thì hoa sen đẹp thật , đẹp nhất trong đầm rồi!

Nhưng tác giả dân gian đâu nỡ để ta dừng lâu ở cảm nhận hời hợt, bề mặt ấy. Câu cuối đến như một “giọt nước làm đầy cốc nước” nâng hẳn chất của câu ca dao lên. Người nghệ sĩ dân gian đâu chỉ phô diễn nghệ thuật tạo hình và đâu chỉ thuyết phục người ta về tài năng miêu tả mà còn là thuyết phục người ta về triết lí “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thì ra từ vẻ đẹp của màu sắc, hương thơm của sen người nghệ sĩ bình dân xưa đã khéo léo đưa ra bài học về cách sống, về đạo lí làm người. Bài học đạo lí, lẽ sống ấy lại được rút ra một cách nhẹ nhàng từ thảo mộc quê hương. Nhẹ nhàng, hợp lí, thâm thuý và dễ tiếp nhận biết bao!

Bài ca dao có sự hài hoà máu thịt giữa hình thức nghệ thuật (vần thơ, cách miêu tả, cách sử dụng từ ngữ) với tình cảm, ý tưởng, xứng đáng là một hòn ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian dân tộc. Lời thơ giản dị, ý tưởng sâu xa thuyết phục người nghe, cả tình cảm lẫn lí trí. Phải chăng bài ca dao này là điểm xuất phát để kiến tạo nên những vần thơ bác học có hình ảnh hoa sen cao khiết, thanh thoát đã nói trên? Nhân dân Nam Bộ tự hào: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre. Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười” phải chăng cũng xuất phát từ một cội nguồn tương tự.
ĐINH HÀ TRIỀU
 
K

khanhlinh2018

Ngoài ra em tham khảo thêm ở đây nhé
link 1
link 2
link 3

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Bài thơ ca ngợi về hình ảnh hoa sen, mượn hoa sen để thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự thanh khiết của những người dân lao động.
Bông sen là hình tượng gần gũi với con người, đặc biệt là đối với những người nông dân. Câu đầu tiên như một lời nhận xét, khẳng định, vào đề một cách tự nhiên:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Tác giả dân gian đã tôn sen lên hàng đầu, cao quý và tao nhã, tuy mộc mạc nhưng mang đầy ý nghĩa. Mỗi loài hoa đều có những ý nghĩa khác nhau nhưng riêng cây sen nó tượng trưng cho tâm hồn trong sáng, hiền lành của những người dân lao động. Cảnh tượng bông sen trong đầm hiện lên như một bức tranh thuỷ mặc êm đềm và tĩnh lặng. Câu thứ hai:
“Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng”
đã chứng minh được vẻ đẹp thuần khiết của sen bằng cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ về từng bộ phận. Màu xanh bọc lâý trắng rồi điểm xuyết thêm vàng tạo nên nét hài hoá về màu sắc. Từ “lại” trong bài là sự nối tiếp, nhấn mạnh về sự đa dạng màu sắc của sen. Câu thơ thứ 3 như khẳng định lại một lần nữa về vẻ đẹp của nó.
“Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh”
Bằng hình thức đảo vị trí các chi tiết , điệp từ chuyển tiếp “nhị vàng” cũng tạo thanh điệu, sự hiệp vần và cả cách ngắt nhịp có phần thay đổi.
Câu thơ này là phần cao trào của bài, làm nền tảng vững chắc để bật sang câu kết đầy bất ngờ và thú vị:
“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
“Bùn” ở đây là môi trường tiếp xúc của sen hay nói đúng hơn là chỉ xã hội phong kiến bất công bấy giờ đầy rẫy những tham những, dơ bẩn, ô uế. Tuy vậy mà bông sen vẫn rực rỡ, sáng ngời, toả ánh hào quang, không hề dơ bẩn. Mà ngược lại nhờ những môi trường xung quanh ấy mà sen càng thêm đẹp, làm tăng sự tôn vinh.
Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ “bông sen”, tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.
Nguồn: google
 
K

khanhlinh2018

Ngoài ra em tham khảo thêm ở đây nhé
link 1
link 2
link 3

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.


Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai đã từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai đã từng làm ta bâng khuâng:

“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.


Và còn hoa sen trong đầm đã làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng đã trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm thấy lòng mẹ ngạt ngào hương sen:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.


Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc đã đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”

“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”


Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm thấy hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.

Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.

“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”


Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.

Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm thấy thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:

“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…


Trong chúng ta, ai đã có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang đã ngợi ca:


Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Nguồn Bài:google
 
T

tieuyetdethuong1

Ngoài ra em tham khảo thêm ở đây nhé
link 1
link 2
link 3

Bài ca dao kết hợp giữa lối tả chân, với phép tượng trưng, ẩn dụ. Hình tượng cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác vừa chân thực sống động, vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao.

Tính chất ẩn dụ, tượng trưng nổi bật nhất ở câu cuối cùng, nhưng ngay ở câu này trước hết vẫn là sự tả thực về cây sen ở trong đầm. Ở đây, nội dung nội dung và thẩm mĩ triết lí, nhân sinh gắn liền với nội dung sinh vật học tạo ra sự đa dạng, phong phú và vẻ đẹp tuyệt vời của một bài ca dao.



Câu thứ nhất: “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định và tuyệt đối hóa vẻ đẹp của cây sen ở trong đầm. Sự tuyệt đối hóa ở đây được nhấn mạnh trong một phạm vi không gian cụ thể, có giới hạn nên người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu mà cho rằng đó là sự đánh giá cực đoan, khiên cường thái quá.

Câu thứ hai: “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” miêu tả từng bộ phận trong cây sen để cụ thể hóa cho vẻ đẹp của hoa sen. Nhân dân đã quan sát hoa sen từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của cây sen, từ “chen” diễn tả cây sen vừa có hoa vừa có nhị, chứng tỏ đây là một bông sen vừa mới nở.

Câu thứ ba: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” có thể xem là câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết. Điều đặc biệt là sự “chuyển” được thể hiện trên cả ba phương diện: chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý.

- Chuyển vần: vần thay đổi đột ngột khác thường từ vần “ang” sang vần “anh” mà vẫn dễ đọc, thuận tai khiến cho nhiều người không để ý vì thấy rất tự nhiên và hợp lí. Huy Cận đã nhận xét là: “Hầu như bạn (và tôi) không bao giờ để ý bài thơ đã đổi vần đột ngột. Người tác giả vô danh đã chấn động sâu mạnh trong cảm xúc của bạn mà cứ tiếp thu hồn nhiên như không”.

- Chuyển ý: tác giả nhắc lại ý của câu thơ thứ hai “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” thành“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” bằng cách đảo ngược thứ tự các chi tiết. Câu thơ này còn có tác dụng như cái bản lề, khép lại vẻ đẹp bên ngoài và đem đến cho người đọc ý nghĩa, giá trị đích thực của hoa sen.

Tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí, khiến cho bài ca dao cứ phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc ngưng trệ; tựa hồ như một dòng sông,tuy có chỗ chuyển dòng, đổi hướng uốn lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.

Sự sắp đặt thứ tự các hình tượng và từ ngữ trong hai câu thơ trên chẳng những phản ảnh được quá trình quan sát, tư duy của tác giả mà còn phản ánh được một cách tổng quát vẻ đẹp của hoa sen nhìn từ mọi góc độ: nhìn từ ngoài vào trong hay nhìn từ trong ra ngoài hoa sen đều đẹp cả.



Câu thứ tư: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” được xem là cái hồn của bài ca dao. Thiếu câu này hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có hồn. Câu thơ đã khép lại vẻ đẹp hình thức của hoa sen và mở ra vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của loại “quốc hoa” này.

Từ hình tượng hoa sen với những vẻ đẹp giản dị, toàn diện, tác giả dân gian đã chuyển sang hình tượng con người với những ý nghĩa triết lí nhân sinh một cách tự nhiên ẩn chứa bên trong.

Và thế là “sen” mang ý nghĩa ẩn dụ về con người; “bùn” trong đầm lầy mang ý nghĩa ẩn dụ cho “bùn nhơ” trong xã hội; “đầm” và mùi “hôi tanh” của nó cũng được coi là hình ảnh tượng trưng ẩn dụ cho môi trường xã hội …

Ngẫm cho kĩ, cái tiếng nói trong bốn câu ca dao trên có lẽ là tiếng nói khẳng định giá trị, nhân phẩm của một con người tự hào đã giữ được bản chất trong trắng của mình giữa cuộc sống đầy rẫy những xấu xa. Đó là lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
Nguồn: google
 
T

tieuyetdethuong1

Ngoài ra em tham khảo thêm ở đây nhé
link 1
link 2
link 3

Có lẽ nếu có cuộc bình chọn loại hoa nào vừa dân dã, gần gũi với đời sống người dân nông thôn đồng bằng Việt Nam vừa toát lên vẻ cao quý, thanh khiết thì hoa sen ắt hẳn giành “vương miện”. Quả thật đồng bằng nước ta từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có hoa sen. Hoa sen được vẽ trang trí trên đồ gia dụng. Hoa sen cũng là mô típ tạo hình cho cả Thiền môn. Đức Phật từ bi toạ trên đoá sen. Chùa Một Cột tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam là hình ảnh cách điệu của đoá sen nổi trên hồ nước. Núi Dục Thuý, một vùng sơn thanh thuỷ tú lừng danh, cũng được thi hào Nguyễn Trãi ví với đoá sen. Những con người tài trí lỗi lạc cũng lấy sen để biểu lộ cho cốt cách tài năng của mình như trường hợp của Mạc Đĩnh Chi trong “Ngọc tỉnh liên phú”. Trong thời đại cách mạng, nhân dân Miền Nam đã tự hào:

“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Thật thú vị, từ thời xa xưa nhân dân Việt Nam đã từng ấp iu bài ca dao nổi tiếng về loài hoa này:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Bài ca dao này, chúng tôi đã được học từ thời “vỡ lòng” và thật bất ngờ nó có một sức sống dai dẳng trong lòng tưởng chừng nhập tâm đến mức không ý thức được sự cần thiết phải cắt nghĩa xem nó hay, nó đẹp ở chỗ nào!

Lời thơ lục bát ở đây tưởng bình lặng tuôn chảy qua bốn dòng thơ, nhiều hình ảnh được lặp lại tưởng chừng rất giản dị, dễ hiểu. Lời kết bài tưởng như cũng được lẩy ra một cách tự nhiên khẳng định cốt cách thanh cao của loài hoa quý nơi đồng nội để qua đó khẳng định phẩm chất thanh cao của người nông dân quanh năm lam lũ nơi “bùn lầy nước đọng”. Nhưng rồi đọc lại, ta vẫn thấy vỡ ra bao điều thú vị.

Hai câu đầu tác giả dân gian sử dụng lối dẫn dắt, giới thiệu rất tự nhiên, chân mộc - Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng- nhưng mang một giá trị tạo hình thật đặc biệt: Khóm sen nổi trội lên giữa đầm nước mùa hạ trong xanh dưới ánh nắng trời. Sắc lá xanh tươi như những chiếc ô xinh xắn nhô lên mặt nước, mát mắt, ưa nhìn. Bông sen mở cánh trắng muốt sáng lên dưới nắng trời, toả hương ngào ngạt từ nhị hoa vàng, Cách miêu tả từ bao quát đến chi tiết bằng những màu sắc tươi tắn hài hoà như vậy quả chứa đựng tình yêu sen nhiều lắm! Tác giả dân gian đã truyền tình yêu ấy qua hàng trăm, hàng nghìn năm nay đến trái tim của hàng triệu người dân Việt. Và người ta có quyền háo hức muốn nghe “hướng dẫn viên” nói gì nữa về vẻ đẹp của sen:

'Nhị vàng, bông trắng, lá xanh'

Thì ra vẫn là các chi tiết cũ. Chính các chi tiết đã biết này khiến ta “mất cảnh giác”, dễ thiếu thận trọng đúng mức trong thưởng thức. Ngẫm ra chữ thứ sáu câu lục thứ ba này không hề hiệp vần với với chữ thứ tám câu bát bên trên. Như vậy bài thơ đã đổi vần đột ngột. Vần trong thơ khác nào hệ thống kinh mạch trong một cơ thể con người. Sự đổi thay đột ngột nào chẳng gây những chấn động . Nhà thơ Huy Cận đã so sánh việc đổi vần này “có khác nào như một dòng nước đang chảy xuôi, ta dựng lên một cái đập, hoặc buộc dòng nước đổi chiều, đổi vần để bắt chúng ta phải chú ý, chỗ dòng nước cuộn lên, buộc ta phải quan sát, phải chứng kiến một sự kiện gì đây…” ( Báo Văn nghệ số 327)

Thì ra chỗ nhà thơ dân gian buộc chúng ta phải lưu ý là tuy vẫn nêu lại các chi tiết cũ nhưng đã có sự hoán đổi vị trí của chúng. Câu trên miêu tả theo trình tự từ ngoài vào trong: lá xanh, rồi bông trắng và nhấn mạnh “lại chen nhị vàng”. Dùng nhị vàng trong chức vụ bổ ngữ cho ngữ động từ “lại chen” càng nêu bật tính chất nhỏ nhoi, mong manh của nó. Do sự đăng đối trong cấu tạo, lá xanh, bông trắng, nhị vàng được hiểu như là những ngữ danh từ. Xanh, trắng vàng đóng vai trò định ngữ. Đến câu sau nhị vàng được nêu lên đầu tiên, rồi đến bông trắng và cuối cùng là lá xanh. Cũng do cấu trúc đăng đối nên có thể hiểu vàng, trắng, xanh ở đây đóng vai trò vị ngữ (Nhị thì vàng, bông thì trắng; lá thì xanh) làm tăng tính khẳng định, xác nhận những đặc điểm của sen. Chúng ta hình dung như được tác giả dân gian đang tỉ mỉ “lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng” để củng cố niềm tin của ta vào nhận xét “trong đầm gì đẹp bằng sen” (Huy Cận - Tài liệu đã dẫn) đã được nêu một cách tường minh ở câu thơ mở bài. Ừ, thì hoa sen đẹp thật , đẹp nhất trong đầm rồi!

Nhưng tác giả dân gian đâu nỡ để ta dừng lâu ở cảm nhận hời hợt, bề mặt ấy. Câu cuối đến như một “giọt nước làm đầy cốc nước” nâng hẳn chất của câu ca dao lên. Người nghệ sĩ dân gian đâu chỉ phô diễn nghệ thuật tạo hình và đâu chỉ thuyết phục người ta về tài năng miêu tả mà còn là thuyết phục người ta về triết lí “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thì ra từ vẻ đẹp của màu sắc, hương thơm của sen người nghệ sĩ bình dân xưa đã khéo léo đưa ra bài học về cách sống, về đạo lí làm người. Bài học đạo lí, lẽ sống ấy lại được rút ra một cách nhẹ nhàng từ thảo mộc quê hương. Nhẹ nhàng, hợp lí, thâm thuý và dễ tiếp nhận biết bao!

Bài ca dao có sự hài hoà máu thịt giữa hình thức nghệ thuật (vần thơ, cách miêu tả, cách sử dụng từ ngữ) với tình cảm, ý tưởng, xứng đáng là một hòn ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian dân tộc. Lời thơ giản dị, ý tưởng sâu xa thuyết phục người nghe, cả tình cảm lẫn lí trí. Phải chăng bài ca dao này là điểm xuất phát để kiến tạo nên những vần thơ bác học có hình ảnh hoa sen cao khiết, thanh thoát đã nói trên? Nhân dân Nam Bộ tự hào: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre. Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười” phải chăng cũng xuất phát từ một cội nguồn tương tự.
Nguồn: google
 
Top Bottom