Người ta cứ nhầm tưởng như đó là từ lời bài hát, phải đâu là một câu hò - chắc chắn của một vùng sông nước, quen thuộc, mà đã có từ lâu. Nhưng tồn tại từ bao giờ - nào ai biết. Chỉ biết câu thơ này, khó phân biệt là câu hò hay là câu thơ... nhưng gì đi nữa, khi gặp lại nó, ai cũng cảm thấy xốn xang, đậm tình sâu lắng.
Quay trở lại vùng sông nước, những cảnh bến đò đã gặp bất chợt ở đâu đó; cũng có thể là chưa từng gặp bao giờ, nhưng dễ hình dung lắm trong tâm tưởng. Cái đẹp và cái hay là một hình ảnh nào nó, phảng phất mà không cụ thể rõ ràng, nó chỉ thấp thoáng, nhưng ... sao mà lay động lòng người đến vậy.
Không cần phải phân biệt là nam hay nữ, để ứng với thuyền hay bến, người ta chỉ cảm giác được cái nỗi niềm thương nhớ, nó đằm lại trong lòng, trong dạ; sự khẳng định “khăng khăng” đợi chờ của lời thơ - ca, là câu xiên chéo và đi sâu vào ký ức mọi người, khiến gợi cho ai cũng phải hồi tưởng; để rồi lại hình dung đến một nơi nào đó, xa lạ, mà cứ như là mình đã từng ở đó.
“Thuyền về có nhớ...”, xin dừng tạm ở đây. Người Việt, nhất là vùng quê, có bao giờ gọi thẳng, hay nói thẳng trong cách xưng hô với dại từ ngôi thứ hai một cách“tuồn tuột” trong các mối quan hệ tình cảm. Cái đại từ “Ai” thường thấy trong ca dao, nay đã được được chỉ định thay thế bằng “Thuyền”. Ở vùng Quan họ thì từ “Người” được dùng nhiều hơn cả, thậm chí còn dùng nhiều hơn cả đạ từ “ai”, nhưng đó là chất dân ca quan họ. Còn trong bài này, câu mở đầu: “Thuyền về... hay là Thuyền ơi... có nhớ bến chăng”. cái từ “chăng” với nghĩa từ dấp dính, không hề phủ định như từ “không”; Nó thể hiện là sự chọn nghĩa kỹ càng, nó càng gợi ra sự “bâng khuâng, chơi vơi” bởi thanh vực ngang ngang. Là hỏi đó, nhưng lại như là còn thăm dò trong câu gửi gắm vào không gian. Khiến cho tâm trạng ai khi bắt đầu nghe cũng đã cảm thấy nao lòng.
Đến câu tiếp theo, cái sự “khăng khăng chờ đợi” một dạ một lòng của ai đó; nhưng lại ẩn danh với hình tượng “Bến”. Nó liên tưởng rõ nét hơn về hình tượng “Cây cau, bến nước, con đò” đậm nét quê hương của bất kỳ con người Việt nam nào.
Khớp lại đủ dòng thứ hai: “Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Thế là quá đủ ý, liệu có thể thêm được câu nào tiếp theo? Đó là sự lửng lơ, một câu hỏi có tính thăm dò, buông lơi, rồi đến một câu kết - như thế đã chẳng phải là đủ chặt chẽ lắm sao. Có thêm vào chăng nữa chỉ là thừa. Mà sự cần thêm vào - phải chăng là ngụ ý để dành cho tâm trạng, cảm xúc của người nghe, người đọc giữ lại giây phút mãi bâng khuâng.
.......
Đọc lại câu thơ trên, không tránh khỏi cảm xúc như đang hiện về âm hưởng bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”; mà trong lời ca từ đã diễn tả đầy đủ sắc thái tình cảm của con người trong một không gian thiên nhiên xen lẫn hoàn cảnh XH lúc đó, đã được người nhạc sĩ gửi gấm, tựa như là sứ mệnh - thay mặt cho hàng triệu trái tim con người đang ngày đêm - xa cách chỉ bởi một dòng sông; nhưng còn lớn hơn cả khoảng rộng của dòng sông đó, chỉ là một sợi vĩ tuyến mong manh ước lệ.
ST
Nói chung BPNT là ẩn dụ!
nói luôn câu b! là so sánh ! ko có so sánh hơn đâu em làm bài này rồi mà vẫn gửi! kì quá