cảm thụ văn học

H

hongnhung.2002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Trong bài "Hạt gạo làng ta",nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
"Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa.

Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.....''
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào?Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu 2:Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chông Mĩ được nhà thơ Bằng Việt miêu tả qua nhưng câu thơ trong bài''Mẹ'' như thế nào?
''Con bị thương,nằm lại 1 mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng.Tiếng chân đi rất nhẹ
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.......
Con xót lòng,mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng,ngô bung ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói âm trong nhà.''

Câu 3:Viết về người mẹ,nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:
''Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi,trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.''
(Trích ''Trong lời mẹ hát'')
Theo em,đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả?

Câu 4:BÓNG MÂY
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm​
Đọc bài thơ trên,em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?

Câu 5:Trong bài thơ''Quạt cho bà ngủ''của nhà thơ Thạch Quỳ có đoạn:
''Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng.

Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé.''
Trong 2 khổ thơ trên,mọi vật được tả có nét chung gì?Tình cảm của người cháu thương bà được thể hiện như thế nào?

Câu 6:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt cha ông của mình​
(Truyện cổ nước mình-Lâm Thị Mỹ Dạ)
Em hiểu thế nào về nội dung của 2 dòng thơ:Chỉ còn truyện cổ thiết tha-Cho tôi nhận mặt cha ông của mình?

Câu 7:
...Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.​
Theo em,hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ trên?Vì sao?
 
K

keohong2000

1)Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba ( thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôI của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”. Hình ảnh đối lập của hai dòng thơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.
4)

Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là 1 tình thương vừa sâu sắc, vứa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ)
5)
- Mọi vật được nói tới trong 2 khổ thơ có nét chung là ưới hơi mát nhè nhẹ từ bàn tay vẫy quạt của cô bé, mọi vật xung quanh dường như cũng buồn ngủ lây (nắng thiu thiu, căn nhà vắng, cốc chén nằm im…).
- Tình cảm của người cháu thương bà được thể hiện rất rõ nét, qua một số chi tiết : Cô bé ngồi quạt cũng đã rất lâu, để cho bà ngủ, vì bà đang ốm mệt, đang cần yên tĩnh. Cô bé dường như dồn tình yêu thương đối với bà vào trong bàn tay vẫy quạt rất đều đặn, rất kiên trì của mình.
6)
Hai dòng thơ cuối cho ta thấy: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là cả một khoảng thời gian dài dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua các câu chuyện cổ, chúng ta có thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán, các quan niệm đạo đức,...của ông cha ta. Hình ảnh của ông cha xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói, truyện cổ đã giúp ta nhận biết được gương mặt của các thế hệ cha ông ta ngày xưa.
 
Last edited by a moderator:
K

keohong2000

7.lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .

(Nguồn: internet. Tác giả: Nguyễn Thị Thu, viết ngày 3/11/2009).

Lần sau copy bài viết nhớ ghi rõ nguồn em nhé!
Nhắc nhở lần 1!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom