Cảm thụ văn học lớp 5- Kiểm tra

M

mimumchan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn thơ sau:
" Thời gian như gạo
Chảy qua tay người
Hạt thơm hạt thảo
Nong đầy nong vơi."
( "Thời gian" - Đỗ Bạch Mai)
2.Trong bài "Nghe thầy đọc thơ", nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
"Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời."
Theo em, cậu bé trong bài thơ cảm nhận được điều gì khi nghe thầy đọc thơ?
Hai bài này khó quá!:-?:-?:-?:-?:-? Giúp em với!
 
K

keohong2000

Mình gợi ý cho bạn nhé:
1) Đầu tiên chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ:
Sử dụng BP so sánh qua từ "như"
BP ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "chảy"
BP điệp từ: từ "hạt" và "nong" 2 lần
Từ trái nghĩa "đầy" và "vơi"
Sau mỗi lần chỉ ra biện pháp tu từ bạn trích dẫn câu thơ có sử dụng BP đó ra nhé!
Từ đó cho thấy sự gian truân, vất vả khi làm ra hạt gạo
Đề cao vai trò và giá trị hạt gạo, khuyên người ta hãy biết quý trọng thời gian và hạt gạo
2) Giọng đọc ấy lúc trầm lúc bổng, lúc thiết tha, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ như một bản nhạc vậy. (đỏ nắng – xanh cây, vọng, êm êm, rào rào…).

- Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống.

- Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh (đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn.
- Sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị (đêm: Nghe trăng thở động tàu dừa → cơn mưa rào mạnh mẽ:Rào rào nghe chhuyển cơn mưa giữa trời. ). Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Biện pháp nhân hóa khiến trăng hiện lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Trăng đang thở? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chuhyển mmình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kim Tae Huyng
M

minhtuan250802

Mình gợi ý cho bạn nhé:
1) Đầu tiên chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ:
Sử dụng BP so sánh qua từ "như"
BP ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "chảy"
BP điệp từ: từ "hạt" và "nong" 2 lần
Từ trái nghĩa "đầy" và "vơi"
Sau mỗi lần chỉ ra biện pháp tu từ bạn trích dẫn câu thơ có sử dụng BP đó ra nhé!
Từ đó cho thấy sự gian truân, vất vả khi làm ra hạt gạo
Đề cao vai trò và giá trị hạt gạo, khuyên người ta hãy biết quý trọng thời gian và hạt gạo
 
H

hongnhung.2002

Bài 2 nhé:
Trong bài Nghe thầy đọc thơ,nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc.Cậu học trò ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ.Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.
Nhớ thanks nghen:)
 
Top Bottom