Văn Cảm thụ văn bản

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1. Mở bài :
- Giới thiệu chung về vấn đề.
- Cảm nhận về vấn đề ( tóm tắt và ngắn gọn )
2. Thân bài :
  • Vai trò của các nét đẹp văn hóa dân tộc :
- Nét đẹp văn hóa dân tộc bao gồm những gì ?
- Chúng có giá trị như thế nào ? Mang ý nghĩa gì ? Thể hiện điều gì về dân tộc ?
- Cần phải làm gì với những nét đẹp ấy ?
- Tại sao cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát triển những nét đẹp ấy ?
  • Thái độ của học sinh hiện nay :
- Em nhận thấy thái độ của học sinh đối với các nét đẹp văn hóa dân tộc hiện nay như thế nào ?
- Chúng ta nên khen ngợi hay phê phán thái độ ấy ?
- Tại sao học sinh lại có thái độ này với các nét đẹp ấy ?
  • Giải quyết vấn đề :
Đặt câu hỏi : Cần phải làm gì để học sinh biết nhận thức giá trị và tầm quan trọng của việc gìn giữ các nét đẹp văn hóa dân tộc ?
- Giáo dục, tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa dân tộc.
- Dạy học sinh biết cách giữ gìn, bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, tránh để bị thất truyền và xâm nhập từ văn hóa các dân tộc khác những điều xấu.
3. Kết bài :
- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Viết đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về thái độ học sinh đối với các nét đẹp văn hoá dân tộc
Mở bài:
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
Thân bài: Chỉ những ý chính thôi nhé bạn^^
  • Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
  • Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
  • Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
  • Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết bài:
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.
Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.
Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.
Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.
Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc – những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.
Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
đoạn văn : nước ta đã trãi qua một lịch sử với chiều dài đằng đẳng.Song song với đó, những nền văn hóa cũng ra đời,đổi thay và đa dạng dần cho đến ngày nay. Tuy nhiên,một đất nước đang trong đà phát triển,đang hiện đại hóa thì việc duy trì nền văn hóa lâu đời có lẽ là rất khó,bởi lẽ,chúng ta quá chú trọng đến cái mới, "cái Tây".Nét đẹp văn hóa được thể hiện dưới rất nhiều hình thức quen thuộc với chúng ta, từ những lễ hội,cúng bái long trọng đến cách sống dản dị,lành mạnh,thi đua,cùng cố gắng,cách ăn mặc,lễ độ trên dưới...trong đời sống,chúng là văn hóa. Nhưng đối với học sinh - thế hệ mới của đất nước,chúng ta đã thực sự hiểu rõ và yêu quý cái nét đẹp văn hóa của dân tộc? Thay vì ra ngoài cùng dọn dẹp,xây sửa đền làm lễ thì đa số các bạn thích ở nhà mở quạt và nhắn tin với nhau ; các bạn chú trọng đến cách ăn mặc mới,kiểu tóc mới,đôi khi còn không phù hợp với lứa tuổi học sinh .Có lẽ các bạn không còn hứng thú với cái cổ xưa nữa,có lẽ nó quá cũ.Nếu thật sự các bạn nghĩ vậy thì cũng chỉ vì các bạn chưa thấy hết được cái đẹp của nó,là vì bạn chưa tìm hiểu. Bạn sẽ biết rằng có đến hơn 7966 lễ hội lớn nhỏ ở Việt Nam,lễ hội diễn ra tại các địa phương,chúng đều có nét đặc sắc và hấp dẫn riêng,người tham gia đa phần là người già,trẻ em vì hiếu kì,các bạn ở thành phố thì lễ hội theo kiểu hiện đại hơn,song chúng ta lại ít tham gia,dần dần thế hệ học sinh mới thay bộ áo cho đất nước,văn hóa ngày trước chúng ta không giữ gìn, nó cũng sẽ không tồn tại nữa. Chúng ta quen cách ăn mặc thời thượng,học bao nhiêu sách vở và khi giao tiếp với người nước ngoài liệu ta có còn biết gì để mang ra tự hào với họ về nét văn hóa đẹp của dân tộc?chúng ta tự xưng là người việt nam,mang tiếng nói việt nam nhưng ngay cả văn hóa của ta là tây nhập thì ta có khác nào một người xa lạ từ xứ khác đến chỉ để học tiếng nói,biết tiếng nói việt nam ? là học sinh,bạn,tôi và chúng ta - văn hóa là của ta,nét đẹp ấy là của ta,chúng ta nên gìn giữ.
 

NguyễnNgân3103

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng ba 2018
447
326
76
20
Hà Nội
THPT Ba Vì
MB: Giới thiệu về vấn đề mình muốn đề cập
TB: Có thể nêu định nghĩa về nét đẹp vh dtoc, nêu ra vd những nét đẹp vh dtoc của ta
-Cần giữ gìn và bve ntn?
_Thực trạng hiện nay hs có thái độ ntn đối với các nét đẹp vh
+Họ thờ ơ, hay quan tâm ntn?
+Họ có những suy nghĩ ntn đối với n~ nét đẹp đó?
+Họ nghĩ như vậy là đúng hay sai?
_Đưa ra phương án giải quyết vấn đề
+Tuyên truyền mn tích cực bve, giữ gìn các nét đẹp vh dt
+Phê phán những hành vi làm tổn hại đến n~ nét đẹp vh dt
+Đề ra nhiều biện pháp góp phần bve, giữ gìn nét đẹp vh dt
KB: Đưa ra thông điệp
 
  • Like
Reactions: dương bình an

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
Viết đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về thái độ học sinh đối với các nét đẹp văn hoá dân tộc
Đây là đề văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống cho nên dàn bài cũng dễ hình thành thôi.
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TB:
  • Thái độ của học sinh đối với nét đẹp văn hóa dân tộc hiện nay được biểu hiện ra sao, mức độ và tần suất? (Liên hệ thực tế)
  • Sự ý thức và giữ gìn văn hóa dân tộc gây ra tác động tích cực như thế nào?
  • Hệ lụy gì sẽ xảy ra nếu học sinh không ý thức và giữ gìn văn hóa dân tộc?
  • Nguyên nhân của thực trạng học sinh không có thái độ tích cực với nét đẹp văn hóa dân tộc.
  • Cách thức khuyến khích xây dựng hiểu biết, ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc cho các thế hệ học sinh.
KB: Khẳng định học sinh cần có thái độ tích cực đối với các nét đẹp văn hóa dân tộc. Có thể liên hệ bản thân.
 

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
Đây là đề văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống cho nên dàn bài cũng dễ hình thành thôi.
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TB:
  • Thái độ của học sinh đối với nét đẹp văn hóa dân tộc hiện nay được biểu hiện ra sao, mức độ và tần suất? (Liên hệ thực tế)
  • Sự ý thức và giữ gìn văn hóa dân tộc gây ra tác động tích cực như thế nào?
  • Hệ lụy gì sẽ xảy ra nếu học sinh không ý thức và giữ gìn văn hóa dân tộc?
  • Nguyên nhân của thực trạng học sinh không có thái độ tích cực với nét đẹp văn hóa dân tộc.
  • Cách thức khuyến khích xây dựng hiểu biết, ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc cho các thế hệ học sinh.
KB: Khẳng định học sinh cần có thái độ tích cực đối với các nét đẹp văn hóa dân tộc. Có thể liên hệ bản thân.
cái dàn này ngắn gọn nhưng được nhất
thiếu phần khái niệm ý bạn
MB: Giới thiệu về vấn đề mình muốn đề cập
TB: Có thể nêu định nghĩa về nét đẹp vh dtoc, nêu ra vd những nét đẹp vh dtoc của ta
-Cần giữ gìn và bve ntn?
_Thực trạng hiện nay hs có thái độ ntn đối với các nét đẹp vh
+Họ thờ ơ, hay quan tâm ntn?
+Họ có những suy nghĩ ntn đối với n~ nét đẹp đó?
+Họ nghĩ như vậy là đúng hay sai?
_Đưa ra phương án giải quyết vấn đề
+Tuyên truyền mn tích cực bve, giữ gìn các nét đẹp vh dt
+Phê phán những hành vi làm tổn hại đến n~ nét đẹp vh dt
+Đề ra nhiều biện pháp góp phần bve, giữ gìn nét đẹp vh dt
KB: Đưa ra thông điệp
dàn này cũng vậy
rất thích hợp với 200 chữ
 
Top Bottom