Cảm nhận

Q

qdbinhtan

C

cherrynguyen_298

câu 1
Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở Thăng Long, tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và sống trong xã hội phong kiến – một xã hội thối nát, suy thoái. Chính vì thế mà ông có dịp hiểu biết về lối sống phong lưu xa hoa của giới quý tộc phong kiến và có điều kiện dùi mài kinh sử. Ông được tiếp thu truyền thống học tập và sáng tác của cả gia đình, tạo cho ông vốn học vấn Nho học uyên thâm, lối sống tao nhã, khiến ông hiễu rõ về tầng lớp phong kiến . ‘’Truyện Kiều’’ còn có tên Đoạn Trường Tân Thanh là một trong những sáng tác chính của ông. Bên cạnh đó ‘’Nỗi Thương Mình’’ là một đoạn trích thể hiện khá rõ tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu, từ câu 1229 đến câu 1248, cho thấy tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.

Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc lừa nhưng lần Thúy Kiều bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Nó là bước ngoặt bẻ ngang cuộc đời Thúy Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao định tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề nhục nhã của nàng trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm thân trong ngọc trắng ngà của mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Những ngày Thúy Kiều ở chốn lầu xanh là những nàng vô cùng buồn tủi, tâm trạng rối bời như tơ vò nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan.Đoạn trích có một kết cấu khá logic với diễn biến tâm trạng và trớ trêu của cuộc đòi đầy bất hạnh khi nghe những lời độc thoại nội tâm dầy đau đớn : “Khi tỉnh rượu …xuân là gì?” Đó cũng là thời điểm mở đầu cho những chuỗi tâm sự nối kết, ngỗn ngang. Kiều nghĩ đến thân phận mình để rồi “mình lại thương mình xót xa” Kiều xót xa cho chính bản thân mình. Với nàng, hiện tại như một giấc mơ cay đắng khi nàng sánh với quá khứ.

Mở đầu đoạn trích Nỗi Thương Mình là tâm trạng đau buồn, tủi hổ đến ê chề của Thúy Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”
Bốn câu đầu của đoạn trích cho ta thấy rõ hình ảnh lối sống xô bồ, nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt ở chốn lầu xanh bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Trong chốn lầu xanh ấy Kiều phải tiếp khách mua vui cho “biết bao” người mà nàng không thể nào nhớ đươc hay là đếm được, bởi lẻ một điều rằng hằng ngày Kiêu tiếp khách làng chơi triền miên “suốt đêm, sớm đưa, tối tìm” những từ ngữ ấy đã cho ta thấy đươc sự nhộn nhịp của chốn lầu xanh , nơi mà Tú Bà ăn nên làm ra. Bằng những hình ảnh ẩn dụ : bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu ND cho thấy tình cảnh của TK tuy sống trong cảnh lầu xanh tưởng như thanh tao, phong nhã nhưng thực chất đó chỉ là giả tạo, hằng ngày K phải làm công việc nhơ nhuốc, tiếp đủ các loại khách đến mua vui. Điều này cho ta thấy rõ hơn về nỗi bất hạnh và tình cảnh trớ trêu của TK. Bút pháp ước lệ giúp ND không tránh né số phận thực tế của TK mà vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nàng. Qua đó ta thấy được thái độ trân trọng, cảm trhông của tác giả đối với nhân vật.

ND đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do vậy ở bốn câu thơ đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi nhà chứa. Hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật phải trải qua, hé mở thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ. Nguyễn Du đã mỹ lệ hóa cho cảnh sống ấy bằng một thứ ngôn ngữ ước lệ rất tài tình: ước lệ theo thành ngữ dân gian, ước lệ theo điển tích làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn. Bởi vì chỉ có hồi tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm nhân vật, mới thể hiện đúng nỗi đau, mới nổi bật được phẩm giá và sự chịu đựng giày vò đáng thương của nhân vật. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều.

Bốn câu thơ đầu đã đặt ra một tình thế của tâm trạng. Ở lầu xanh có nhiều kĩ nữ, họ có thể bình thản coi việc làm của mình rất đỗi bình thường , trớ trêu thay Kiều lại có một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ, hai câu tiếp nói về tâm trạng của Kiều trong những ngày tủi nhục , nỗi ê chề , sự ép buộc , đày đọa mà Kiều phải chịu đựng:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Ở nơi lầu xanh đầy “cuộc say, trận cười” thì chỉ “khi tỉnh rượu lúc tàn canh” Kiều mới có một khoẳng khắc hiếm hoi để sống thực với chính mình và cũng là hoàn cảnh Kiều tỉnh táo nhất đối diện với con người mình. Thời gian và không gian thật vắng lặng như gợi lên nỗi niềm xót xa. Nhịp thơ có sự thay đổi giữa hai câu thơ trên từ nhịp 3/3 chuyển sang nhịp 2/4/2. Hai chữ “giật mình” kết hợp với cách ngắt nhịp ấy đã diễn tả sự biến đổi đột ngột trong tâm hồn TK. Nàng bàng hoàng đau xót trước thực tại phủ phàng và trơ trọi chỉ có một mình nàng tự xót xa, đau đớn cho chính số phận bi thương, đoạn trường của mình. Giật mình ko chỉ là hành động bên ngoài của nhân vật khi có một sự tác động đột ngột nào đó của môi trường bên ngoài. Đó là cái giật mình từ cảm xúc bên trong mà nếu ko có thì Kiều cũng giống như tất cả các kĩ nữ khác trong thanh lâu của Tú bà. Kiều giật mình vì nhận ra sự tàn phá thảm hại về thể xác và phẩm cách của mình ở chốn lầu xanh, sự cô đơn lẻ loi của mình và sự yếu đuối bất lực của mình trước bao nhiêu sự xấu xa, cạm bẫy đang bủa vây mình mà ko thể chống đỡ. Điệp từ “mình’’ lặp lại ba lần trong một câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào, tha thiết của TK ý thức được về phẩm giá, nhân cách, quyền sống bản thân đó cũng là ý thức cá nhân và quyền sống của con người trong lịch sử phong kiến mà ND muốn truyền tải đến người đọc.
Đối với hai câu trên với nhịp thơ đầy nổi tủi nhục của Kiều thì những câu tiếp theo sau là những hồi ức dội về, hồi ức tươi sáng va đập thực tại tăm tối đọa đày:
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chương bấy thân”
Một cô gái khuê các, tài sắc vẹn toàn, hiền lành đoan trang hết mực. Một cô gái nho gia bây giờ trở thành một cành hoa tan tác. Sự biến chuyển nhanh chóng đế mức chính Kiều cũng phải bàng hoàng, sửng sốt. Phép đối lập như một biện pháp nghệ thuật chủ yếu toàn đoạn trích và nhất là trong hai câu này càng tăng thêm giá trị biểu cảm. Nó tạo nên sự so sánh đối lập giữa hai quãng đời, hai thời gian, hai tình cảm. Cặp từ đối lập chỉ thời điểm: “Khi sao / giờ sao” tạo nên cảm giác đột ngột của sự thay đổi trong một khoảng thời gian không mấy cách biệt. Chính vì điều này đã làm vết thương của Kiều nhức nhối, đau đớn như đào sâu thêm vào nỗi xót xa, tê tái.

Nguồn : Yahoo
 
Last edited by a moderator:
C

cherrynguyen_298

câu 1. pt 12 câu thơ

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-· 1820) tên chữ là Tố Như là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích “Trao duyên” đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Và đặc sắc nhất có lẽ là 12 câu thơ đầu. Chỉ 12 câu nhưng sao như tiếng nấc uất nghẹn ngào.

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ “cậy” được sử dụng thật đặc sắc, là “cậy” chứ không phải “nhờ”, người được “cậy” khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải “chịu lời”. Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như “thưa, lạy”. Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:

“Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai”

Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất “đắt”. Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ “đơm hoa kết trái”, mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

“Gánh tương tư” là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại “đứt gánh” còn đâu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ từa”. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình. Từ “mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.

“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề”

Từ “khi” được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng nào đâu phải tình cảm một sớm một chiều. Những kỉ niệm đẹp giữa nàng và Kim Trọng như sống lại trong những câu thơ “ngày hẹn ước, đêm chén thề”. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.

“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

“Sóng gió bất kì” là khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm, bởi lẽ: “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”.

Chữ Hiếu là một phạm trù đạo đức trong đạo Nho, vì hiếu con người ta phải dẹp bỏ tình riêng, là một quan niệm đạo đức phổ biến của người xưa. Và Kiều cũng thế, nàng không bao giờ cho phép mình trở thành người con bất hiếu. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ:

“Nỗi riêng riêng những bàng hoàng
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”

Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em, Kiều lại nhớ đến Kim Trọng, nàng tự thấy mình là người phản bội, không xứng đáng với chàng:

“Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa”

Ở đời, phàm, người ta thường hi sinh tất cả mọi thứ vì tình yêu. Là người ai chẳng khát khao được gắn bó với người mình yêu. Và ở người con gái đa sầu đa cảm như Kiều thì khát vọng ấy lại càng mạnh mẽ gấp bội, vì tình yêu nàng đã từng vượt qua cả lễ giáo phong kiến khắc khe nhất để “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Vậy mà giờ Kiều lại đành lòng vứt bỏ, thật đau đớn xiết bao! Nhưng vì:

“Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”

Có lẽ chỉ có những người con gái mang trong mình trái tim bao dung như Thuý Kiều mới đủ sức mạnh để làm những việc tưởng chừng khó khăn nhất như thế!

Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Đúng vậy, Thúy Vân còn trẻ, còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời chị kết duyên cùng chàng Kim. Để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem “tình máu mủ” ra để cầu xin Vân. “Máu chảy ruột mềm” còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt. Em hãy giúp chị thay “lời nước non” cùng chàng. Kiều cũng đã đặt mình vào địa vị của Vân, phải kết duyên cùng người mình không quen biết, mà còn là người yêu của chị mình, ta có thể cảm nhận ở đây Thúy Vân là người thiệt thòi nhất…

Tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” thế nhưng đối với Kiều giờ đây, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Khoảng thời gian xuân xanh đẹp đẽ giữa nàng và Kim Trọng nay chỉ còn là những kỉ niệm mà không có tương lai. “Trao duyên” cho em, nghe thật kì lạ nhưng trong hoàn cảnh của Kim,Vân, Kiều thì đây là một việc không khó hiểu trong xã hội phong kiến ngày xưa. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng phất trong từng câu, từng chữ… Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Thât đau xót thay! Chữ· Tình đối với Kiều vô cùng quan trọng, thế nhưng nàng lại từ bỏ nó để làm tròn chữ Hiếu. Mất đi tình yêu đối với nàng là mất đi tất cả. Nói đến đây Kiều tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc, không còn gì để luyến tiếc, níu giữ:

“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Bản thân phải hi sinh, Kiều không đắn đo thiệt hơn, nhưng khi nhờ cậy đến em gái thì đó là một cái ơn lớn· đối với nàng. Cho nên lời nhờ cậy của Kiều thật thiết tha, lời cảm tạ của Kiều thật sâu sắc, cảm động. Xét về ngôn từ thì lời nói của Kiều khẩn thiết mà vẫn đúng mực, kêu nài mà vẫn chí nghĩa chí tình. Nhờ cậy thì vịn đến tình máu mủ ruột thịt. Cảm tạ thì đề cao ơn nghĩa của Thúy Vân và nói đến sự bạc mệnh của mình. Kiều quả thật là người “sắc sảo mặn mà”.

Kiều đã hi sinh tất cả, kể cả cuộc đời nàng đang độ xuân xanh vì gia đình. Thuý Vân dù có vô tư đến đâu cũng có thể hiểu nỗi đau và sự hi sinh quá lớn của chị nên chắc chắn rằng nàng không thể khước từ và chỉ ngậm ngùi đồng ý nhận duyên từ chị. Có lẽ vì thế nên ngay từ đầu chúng ta không nghe một lời đối thoại nào của Vân mà chỉ nghe những lời thuyết phục, van nài và bộc bạch nơi Kiều. Vân đã chấp thuận.

Khi trao duyên cho em xong, Kiều đã nghĩ đến cái chết: “thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối”. Cuộc đời nàng sau khi báo đáp ơn nghĩa sinh thành thì coi như chấm dứt. bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả, mất hi vọng, mất định hướng, linh hồn nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy tăm tối ở ngày mai.

Xã hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.

“Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!”

kiếp số của họ:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Qua đoạn trích “Trao duyên”, ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du· tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)

Hay như Mộng Liên Đường cũng đã từng nhận xét: “Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy”, quả thật không ngoa chút nào!
 
C

cherrynguyen_298

Đặng Trần Côn (?-?)sống vào khoảng thế kỉ XVIII , người huyện Thanh Trì , nay la quận Thanh Xuân , Hà Nội . Ông từng đỗ thi Hương và từng giữ chức Ngự sử đài chiếu khám dưới thời Lê – Trịnh .Ông làm thơ và viết 1 số bài phú chữ Hán , trong đó nổi tiếng nhất là “Chinh phụ ngâm” nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa cùng với sự thấu hiểu tâm trạng khao khát tình yêu ,hạnh phúc lứa đôi .Khúc ngâm gốm 476 câu được xem là bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm . Đặc biệt hơn , đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã viết lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ sống cô đơn , buồn khổ trong thời gian dài chồng đi đánh trận
Chủ đề ấy thể hiện rõ qua 8 câu thơ cuối với niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi
“Lòng này gửi gió đông có tiện ?
……….
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Mượn gió đông để gửi yêu thương cho chồng . Đó là ước muốn , là khát khao được biết tin tức về chồng mình
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”

“Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ .Gió đông là gió xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờ gió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi non Yên nghìn trùng.Non yên,một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc , nơi chiến trận đầy gian khổ .Hỏi gió,nhờ gió nhưng”có tiện”hay không?Đã thể hiện 1 thái độ nhún nhường , năn nỉ ngọn gió , mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói với người chồng ngoài biên cương .Sự cô đơn trong lòng nàngngày càng sâu thẵm.Làm sao tới được non Yên,nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng,ngủ cồn rêu xanh”?. Cùng với những từ ngữ trang trọng “gửi nghìn vàng , xin” đã giúp người đọc thấy được không gian , nỗi nhớ được mở ra thật mênh mông , vô tận , khắc sâu nỗi co đơn , hiu quạnh .

Thế nhưng hiện thực thật phũ phàng , đau xót :
“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời “

Việc sử dụng từ láy ‘thăm thẳm’ đã nói lên được nỗi nhớ da diết cua người chinh phụ .Một nỗi nhớ thương đè nặng trong lòng,triền mien theo thời gian đêm ngày năm tháng “đằng đẵng” không thể nguôi ngoai ,vừa được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian “đường lên bằng trời”. Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thương ấy,tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớ mênh mông.Nỗi buồn triền mien,dằng dặc vô tận .
Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng , cuối cùng đọng lại trong nàng là nỗi đau , sự tủi thân .
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu ,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xog “
Ý của câu như mún nói lên sự xa cách nghìn trùng , với biển trời rộng lớn , xa “thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ “đau đáu” trong lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua cặp từ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn,lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể,tinh tế,sống động.Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.
Ở hai câu cuối,nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh :
“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên . Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày nọ . Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo . Nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồn nhớ. Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn,càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nôĩ buồn chất chứa , sự mòn héo của cảnh vật . 8 câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết , nhớ tới thầm đau của người chinh phụ .Nỗi đau đc chuyen từ lòng người sang cảnh vật . Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ , từ ngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ . Qua đó người đọc cũng cảm nhận được 1 cách sâu sắc niềm thương cảm , thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận .

Với thể thơ song thất lục bát , cách dùng từ , hình ảnh ước lệ , điệp từ điệp ngữ , nghệ thuật miêu tả nội tâm , đoạn thơ đã thể hiện 1 cách tinh tế những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở nàng khao khát được sống trong hạnh phúc , tình yêu lứa đôi . Đoạn trích còn thể hiện tấm lòng yêu thương , cảm thong sâu sắc của tác giả với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ , cất lên tiếng kêu nhân đạo , phản đối chiến tranh phi nghĩa
Đoạn trích cũng như toàn tác phẫm ‘chinh phụ ngâm’ là tiếng kêu thương tâm của người phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến . Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này . Tác phẩm đã khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.


Bài viết: Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"

Nguồn
Zing Blog
 
C

cherrynguyen_298

cầu. 16 câu đầu
1.Mở bài
Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII - Một giai đoạn lịch sử đầy biến động nên đã từng chứng kiến bao cảnh li tán gia đình, cảm thông, trân trọng nỗi đau khổ cũng như khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến phương xa. Có lẽ xuất phát từ thực tế đó mà ông đã viết nên tác phẩm "chinh phụ ngâm" một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam
"Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" là một trong những đoạn trích tiêu biểu nói về tình cảnh tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người vợ trẻ khi chồng ra trận vắng nhà
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
...............................
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng
2.Thân bài
Tám câu thơ đầu mở ra một tâm trạng cô đơn,lẻ bóng của người chinh phụ
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương !
Nỗi cô đơn của người chinh phụ trước hết được thể hiện qua hành động một mình nàng dạo hiên vắng. Buôm rèm rồi lại cuốn rèm không biết bao nhiêu lần. Đó là tâm trạng chờ đợi mong ngóng, tin tức người chồng phương xa. Hành động lặp đi lặp lại cho thấy nàng đang rối bời, tù túng, bế tắc, tự đối diện với lòng mình.
Nỗi cô đơn của người chinh phụ còn được diễn tả qua sự đối bóng giữa nàng với ngọn đèn khuya
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Hai câu thơ trên được viết theo hình thức câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bế tắc của người chinh phụ: nàng hỏi đèn để mong muốn tìm dược một sự đồng cảm, sẻ chia, nhưng rồi tự trả lời bằng hai lần phủ định:" Đèn biết chăng- đèn có biết" hình ảnh ngọn đèn cùng với nỗi lòng của người chinh phụ như càng góp phần khẳng định nỗi buồn triền miên, cô đơn, không ai chia sẻ. Đến nỗi không thể nào kìm nén dược nàng buộc phải thốt lên những lời than vãn đau đớn:"Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi/Buồn rầu nói chẳng nên lời/Hoa đèn kia với bóng người khá thương ! "
Ngôn ngữ đoạn thơ có sự chuyển đổi tinh tế để phù hợp với diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Từ lời miêu tả nội tâm, rồi biểu cảm rất thương xót ngậm ngùi, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của tác giảTám câu thơ cuối đoạn tiếp tục diễn tả tâm trạng sầu muộn triền miên của người chinh phụ
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
Đoạn thơ chủ yếu sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tức là dùng ngoại cảnh để miêu tả tâm trạng nhân vật, dùng cái chủ quan để miêu tả cái khách quan.Vì thế, thời gian vật lí đã biến thành thời gian tâm lí. Tả tiếng "gà eo óc gáy" báo hiệu năm canh và bóng cây "hòe" trong đêm nhằm làm tăng ấn tượng vắng vẻ tĩnh mịch, gợi cảm giác hoang vắng cô đơn đáng sợ. Trong tâm trạng chờ đợi mỏi mòn, người chinh phụ thấy thời gian trôi qua một cách chậm chạp, một khắc một giờ giống như một năm.
Và để giải tỏa nỗi niềm sầu muộn, người chinh phụ đã tìm đến những thú vui tao nhã thường ngày:" soi gương, đốt hương, gãy đàn" và tất cả chỉ làm trong sự gượng gạo, miễn cưỡng chán chường. Trang điểm vốn là thói quen của người phụ nữ nhưng người chinh phụ giờ đang soi gương mà không thể cầm được nước mắt vì nàng nhận ra nhang sắc đả phai cùng với nỗi niềm trống trải, đơn chiếc.Đốt hương để mong tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn mà hồn lại thêm mê man, bấn loạn. Gảy đàn lại sợ đứt dây báo hiệu sự không may mắn trong tình cảm vợ chồng
Nghệ thuật: Thành công của đoạn trích là ở khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc của văn học trung đại sử dụng các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, so sánh linh hoạt
3.Kết bài (Gợi ý)
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.
Nguồn: http://khoktham2013.wap.sh .
 
Top Bottom