Văn 10 Cảm nhận về đoạn văn

0914248230

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2018
12
1
21

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
19
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: Tử Văn vâng lời. Đến đêm, bệnh càng nặng .......... sai lính đưa Tử Văn về. ( trang 57-59 SGK văn 9 tâp 2)
MB: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB
- Khái quát sơ lược về nội dung, thể loại: Truyện được viết theo thể loại truyền kì (truyện kì ảo, hoang đường truyền lại). Thể loại này có nguồn gốc từ TQ, du nhập vào VN và phát triển mạnh TK XV- XVI. Truyền kì mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thủy chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dật của tầng lớp trí thức đương thời có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao.
- Khái quát về nhân vật: Ngô Tử Văn là nhân vật trung tâm của truyện, là nhân vật hư cấu điển hình cho nét đẹp dũng mãnh, cao đẹp
- Vị trí , đặc điểm của đoạn văn cần phân tích: xảy ra sau khi Ngô Tử Văn đốt đền. Chàng đã may mắn nhận được sự gợi ý của thổ công về cánh trừng trị tận gốc tên gian tà hung hãn.
=> Đoạn này có thể được xem là toàn cảnh Ngô Tử Căn bị bắt xuống âm ti.
- Đêm đến bệnh cháng ngày càng trở nặng thêm ->Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ *Quang cảnh dưới âm phủ:
- Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất kì ảo, hoang đường -> nhấn mạnh hơn quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm
- Ngô Tử Văn: gan dạ, khảng khái, quyết liệt kêu oan .
* Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ.
-Nguyên nhân: Do hồn ma viên Bách hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn về tội đốt đền. -> bản chất là tên tướng gian tà . Một kẻ ngậm máu phun người, bản chất vốn tàn ác, hung hăng. Sống cướp nước đến chết vẫn dỡ thối cướp đền.
- Diễn biến:
+ Chặng 1: Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương
•Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn
•Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.
+ Chặng 2:
• Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.
• Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.
•Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực nên sự việc mới được sáng tỏ
> Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.
=>Nhận xét: Thái độ luôn một mực kêu oan của Tử văn chứng tỏ chàng không hề nhụt chí, run rẩy hay khiếp sợ trước cảnh địa ngục, ma quỷ xung quanh mình. Chàng quyết đấu tranh cho lẽ phải, cho công lí. Điều đó rất đáng trân trọng ở con người này. Tử Văn đã thắng kiện chứng tỏ cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác. Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền.
=>Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bất ngờ, kết hợp với yếu tố kì ảo dày đặc.đã khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, bản lĩnh, kiên cường và cũng không kém phần thông minh gan dạ.
 
Top Bottom