Cảm nhận về chủ nghĩa yêu nước qua 2 tác phẩm Phú Sông Bach Đằng và Đại Cáo Bình Ngô

L

luxubukg25

Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần.

Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển.

Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.

Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn:

Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao

“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.
 
B

babycute1997

MB:
TB:
(A) Khái quát chung
- Giới thiệu khái quát hai tác giả và 2 tác phẩm:: TRong sGKTrong đó có hoàn cản sáng tác, chủ đề....
- Giải thích: Thế nào là chủ nghĩa yêu nước ?? : Là nội dung lớn, xuyên suốt trong VNTĐ và ngày càng phát triển
- Đặc điểm: Yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc
- Biển hiện: Khi đất nước có giặc ngoại xâm:
+ Yêu nước thể hiện trong lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, ý thực độc lập dân tộc, niềm tự hào trước những chiến công của lịch sử.
*Khi đất nước hòa bình: Tình yêu thiên nhiên, đất nước. Trân trọng và ngợi ca nó. Mong muốn cống hiến, xây dựng đất nước. Chấn hưng nền văn hóa dân tộc
(B) Cảm nhận
*(1) Phú sông bạch đằng
- Khái quát lại nội dung một lần nữa tránh trùng lặp với phần khái quát chung
- Nội dung yêu nước trong bài thơ Phú sông bạch đằng:
+ Niềm tự hào trước truyền thống yêu nước chống xâm lược
+ Truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc
+ Dòng sông Bạch đằng là nơi ghi dấu chiến thắng của nghĩa quân đánh tan quân Nam Hán. Nơi chứng kiến hào khí đông A của nhà Trần thông qua những hồi tưởng và mieu tả những chiến thắng
+ Truyền thống nhân nghĩa được đúc kết thành một chân lí vĩnh hằng, như một quy luật bất biến của tự nhiên: Những người bất nghĩa tiêu vong / Ngìn thu chỉ có anh hùng lưu danh
=> Tổng kết nội dung vừa cảm nhận được
*(2)Bình Ngô Đại cáo
- Tương tự
- Là áng văn yêu nước lớn, lòng yêu nước được thể hiện ở:
+ Niềm tự hào về văn hiến, về chủ quyền của dân tộc.
+Lòng căm thù giặc
+Lên án , tố cáo tội ác kẻ thù
+Quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược: Thể hiện qua người anh hùng Lê Lợi, qua tinh thần đoàn kết của dân tộc
+ Các chiến thắng liên tiếp của nghĩa quân
+ Truyền thống nhân nghĩa, nhân văn: là một truyền thống tốt đẹp của chủ nghĩa yêu nước. Khi giặc đã bại trận, ta không những không truy đuổi mà còn cấp ngựa cấp thuyền cho chúng về nước=> sự bao dung , khát vọng hòa bình của cả dân tộc.
+ chủ nghĩa yêu nước trong Bình Ngô Đại Cáo còn được thể hiện qua âm hưởng hào hùng , lời lẽ đanh thép, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ giàu hình ảnh
=> Chốt nội dung để chuyển sang phần C
(C) Tổng kết
(1) Bình luận
- PSBĐ: Thể hiện âm vang hào khí Đông A
-BNĐC: Thể hiện là một áng văn yêu nước xuất sắc
- Giống nhau:
+ Đều thể hiện rõ nội dung yêu nước trong văn học Trung Đại
+ĐỀu đề cao vai trò của con ngưòi và truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp
+ Là niềm tự hào của con người việt nam
- khác nhau:
+ Thể loại: Cáo & Phú
+Hoàn cảnh, thời gian sáng tác
+ Mỗi tác phẩm đều có một cách thể hiện riêng
+ Mục đích sáng tác
- Liên hệ một số các tác phẩm khác có nội dung tương tự: Tỏ lòng(Phạm Ngũ Lão), Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn)...
(2) Âm vang, sức sống
- Sức lan tỏa của cả hai tác phẩm
- Bồi dưỡng lòng tự hào , tự tôn , lòng yêu nước cho các thế hệ
KB:
P/S: Tuy hơi muộn nhưng có thể sẽ có ích cho một số bạn khác
Bài tự làm=((=(:)-*
(2)
 
C

cobebutmuc

Vậy thì lòng yêu nước đó được thế hiện ở đoạn nào vậy ạ?@-)@-)
 
Top Bottom