cảm nhận về câu thơ của trần tế xương

T

thuthao77620

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cảm nhận của em về câu thơ sau cũa trần tế xương
lặn lội thân cò nơi quảng vắng
eo sèo mặt nước buổi đò đông
theo em nhà thơ da~ sử dụng chất liệu văn học dân gian ntn ở 2 câu thơ trên

help em.... em can gap' ah.
 
L

lucky_star114

với thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ đã gợi rất nhiều đến hình ảnh co có trong ca dao việt nam. con cò trong ca dao là hình tượng người mẹ, có khi là người vợ nhưng đề có chung một đức tính tần tảo, chju thương chju khó:
"con cò lặn lội bờ sông
gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"
hay:
"con cò mà đi ăn đêm
đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
............................................................"
danh phận của bà tú lại như thân cò nơi quảng vắng gợi lên sự hẩm hiu, vất vả, đơn chiếc lại phải mặc cả buôn bán khi đó đông. Đò đông thì phải chen lấn nguy hiểm biết bao nhju! chính vì vậy mà tú xương đã viết hai câu thơ này với đầy sự lo lắng. càng lo lắng bao nhju lại càng thương vợ bấy nhju. có lẽ suốt đời ông mang đến cho vợ chỉ là cái hư danh "bà tú" mà thôi! thế nhưng trong nền văn học việt nam từ trước đến thời tú xương chưa bao giờ hình ảnh người vợ còn sống đã đi vào thơ ca qua giọng thơ thân thiết ấm áp cảm giác gia đình đến thế! chỉ có tú xương -một nha thơ lận đận trên con đường nghiên bút đã viết lên hình ảnh người vợ của mình một cách đầy sống động về cuộc đời chju thương chju khó đến mức tiêu biểu cho hình ảnh của những người phụ nữ việt nam. có lẽ nhường ấy đã đủ để Bà Tú có thể mỉm cười vượt qua mọi ghánh nặng đang đè lên đôi vai của bà!

p/s: tớ bận ôn thi nên chỉ làm được thế này thôi hok bik có giúp j được cho cậu hok!
 
T

thuy_078

tác giả đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao:
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
hay
Cái cò đi đón cơn mưa,
tTối tăm mờ mịt ai đưa cò về.
tạo thành “thân cò” - thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng vắng, nơi mom sông,hình ảnh riêng cũng như là hình ảnh chung của người phụ nữ ngày xưa. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.
Đây là vài gợi ý của chị em tham khảo và triển khai thêm nha!
Good luck
 
F

faustvn

Gợi bạn một vài ý

Bài viết của các bạn đã nhắc đến những nội dung và đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn gợi bạn thêm một vài ý mong giúp ích cho bạn.

1. Về nội dung.

Bài thơ nói về bà Tú song tuyệt nhiên không có một câu thơ, một hình ảnh nói về dung mạo của bà, bởi lẽ, nhà thơ chủ yếu khắc họa hình ảnh người vợ của mình từ góc độ thân phận, phẩm cách. Hai câu thơ trích là "cận cảnh" cuộc vật lộn mưu sinh của người phụ nữ tần tảo, đảm đang ấy. Câu thơ có không gian (quãng vắng, mặt nước, đò đông), có thời gian (khi, buổi), có âm thanh (eo sèo), có hình ảnh rất gợi (thân cò). Giữa chới với không gian, giữa xuyên suốt thời gian, trong cái nóng bỏng, khốc liệt của cuộc bán mua nơi đầu sông cuối bãi, thấy yêu và thương sau đó là cảm phục và biết ơn một hình bóng lặng lẽ sớm hôm, nhập vào dòng đời xuôi ngược cho cuộc mưu sinh. Ta xúc động vì nhận ra ở đó là hình bóng của mẹ ta, chị ta, của những người phụ nữ Việt Nam từ bao đời vẫn thế.

2. Nghệ thuật

Chất liệu dân gian được hiểu là những yếu tố nghệ thuật lấy từ (hoặc mang đậm chất) văn học dân gian như: hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt, các biện pháp / thủ pháp nghệ thuật, nhịp điệu, cảm xúc, triết lí dân gian ....
Hiểu như vậy, ta thấy chất liệu dân gian đã được nhà thơ vận dụng trong hai câu thơ trên nhiều phương diện:

- Ngôn ngữ: toàn bộ câu thơ đều là những từ thuần Việt, có nhiều từ ngữ "nôm na" gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân: "lặn lội", "eo sèo". Hệ thống ngôn ngữ ấy đã góp phần tái hiện hình ảnh bà Tú không xa lạ mà vô cùng gần gũi, giản dị, đời thường.

- Hình ảnh: phần này các bạn đã viết rất hay về hình ảnh "thân cò". Xin không có lời bàn thêm. Chỉ xin bổ sung một hình ảnh nữa mang đậm chất dân gian: "buổi đò đông". Ca dao xưa, người mẹ thường dặn con (nhất là con gái) thế này: "Con ơi nhớ lấy câu này - Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang". Vậy mà bà Tú vẫn sang, mà không phải tặc lưỡi một hai lần mà là thường xuyên, như một phần công việc hàng ngày của bà. Để có được miếng cơm manh áo, đâu phải chỉ đổ mồ hôi, đua tranh với đời mà còn mạo hiểm cả tính mạng của mình. Bà vẫn chấp nhận, như lẽ thường phải thế.


Vài suy nghĩ cá nhân, mong giúp ích cho bạn.
 
Top Bottom