Thân bài:
1) Ước nguyện thành kính của Viễn Phương khi buộc phải rời lăng Bác
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
[ghi chú 1] bạn trích dẫn ở mở bài rồi thì thôi, còn ở đây mình xin phép ghi lại cho bạn dễ quan sát ha.
a. Câu thứ nhất
[ghi chú 2] bạn lọc ý của mình để viết 2-3 dòng trong bài làm thôi vì cái chính là
ba câu tiếp theo - ước nguyện của tác giả.
- "Mai về miền Nam" nêu lên hoàn cảnh buộc phải về lại miền Nam trong nỗi luyến tiếc không nỡ rời xa lăng Bác.
Đồng thời, sự lặp lại từ "miền Nam" của khổ đầu đã...
+ tạo nên kết cấu đầu - cuối tương ứng
+ nhấn mạnh cái xa xôi về địa lý
+ dường như đó cũng là một lời thầm hứa, lời khẳng định ngầm rằng những người con Nam Bộ nói chung và tác giả nói riêng dù ở bất cứ nơi đâu thì lòng vẫn luôn hướng về Bác, luôn biết ơn con đường cách mạng mà Bác đã chọn.
- "thương":
(1) là kính yêu, là trân quý tấm lòng vĩ đại của Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc;
(2) là niềm tiếc thương vô hạn, là nỗi đau mất đi vị Cha già của dân tộc.
+ Ở khổ thơ liền trước, tác giả viết "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim." nhưng đến đây, nỗi đau ấy dường như không cách nào kìm nén được nữa nên đã hóa thành những giọt lệ "trào nước mắt".
/ "thương": cung bậc tình cảm cao quý nhất mà con người có thể dành cho nhau. có thể liên hệ với "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bếp lửa" (Bằng Việt), tuy nhiên chỉ đề cập nhẹ nhàng, không đào sâu.
"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."
"Cháu thương bà biết mấy nắng mưa." /
b. Ba câu tiếp theo
- Điệp ngữ "Muốn làm" cùng phép liệt kê những ước nguyện "con chim hót", "đóa hoa tỏa hương", "cây tre trung hiếu"
+ "con chim hót quanh lăng Bác": dâng tiếng hót vui
+ "đóa hoa tỏa hương đâu đây": lan tỏa hương thơm
+ "cây tre trung hiếu chốn này": một lòng trung với nước, hiếu với dân; được gần cận và canh giữ giấc ngủ cho Bác
- Các cụm từ "quanh lăng Bác", "đâu đây", "chốn này" gợi lên không gian cụ thể nhưng rộng lớn
-> tạo hiệu ứng lan tỏa của những giá trị tốt đẹp mà tác giả muốn hóa thân thành.
=> thể hiện lòng trung thành với Tổ quốc, với Bác; để thể hiện niềm khát khao hòa nhập, đóng góp cùng với những người con Việt Nam khác và được gần cận bên Người mãi mãi.
- Hình ảnh "tre" được lặp lại từ khổ đầu, cũng là để tạo nên kết cấu đầu - cuối tương ứng, là mạch cảm xúc được liên kết chặt chẽ xuyên suốt cả bài; đồng thời làm dấy lên tâm lí hiếu kì của độc giả và buộc người ta phải băn khoăn đi tìm dụng ý nghệ thuật của nhà thơ:
+ "hàng tre" ở khổ thứ nhất: là "hàng tre" khách thể vừa là tả thực cảnh vật phía trước lăng, vừa là ẩn dụ cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: đoàn kết, ngay thẳng, kiên cường bất khuất...; thể hiện niềm xúc động, tự hào của tác giả
+ "cây tre" ở khổ cuối: khi "hàng tre" khách thể được nhập thành "cây tre" chủ thể, tác giả có dụng ý thể hiện khát khao được trở thành một người con "trung hiếu" của dân tộc, đồng thời là ước vọng được hóa thân thành một phần ở nơi đây, nguyện ngày đêm canh gác "giấc ngủ bình yên" cho Người.
- Thêm về nghệ thuật:
+ Thể thơ tám chữ
+ Giọng điệu trang nghiêm, thành kính, tha thiết
+ Nhịp thơ dồn dập
-> giúp tác giả thể hiện thành công những ước nguyện, khát khao dâng hiến chân thành của mình một cách liền mạch, tự nhiên mà không hề bị gò bó.
[ghi chú 3] có thể nhận xét thêm những cảm xúc chân thành, bộc trực đó là nét đặc trưng của con người Nam Bộ nữa nha.
dẫn dắt sang ý sau đây càng mượt càng tốt T^T
2) Ước nguyện chân thành của Thanh Hải được hiến dâng mùa xuân tâm hồn mình cho mùa xuân của đất nước, của dân tộc
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
a. Khổ thứ tư
- Điệp ngữ "Ta làm" tạo nhạc tính cho câu thơ, đồng thời tăng giá trị biểu cảm cho nỗi lòng chân thành, tha thiết của tác giả.
- Sự thay đổi "tôi" sang "ta" đã xóa nhòa hoàn toàn cái bóng của con người cá nhân, cụ thể:
+ Ở khổ đầu, đại từ "tôi" trong câu "Tôi đưa tay tôi hứng" là số ít, là cái tôi cụ thể rất riêng của Thanh Hải
-> thái độ nâng niu, trân trọng, đắm say đậm tư chất nghệ sĩ đối với vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất trời.
(Nếu thay vào đó bằng đại từ "ta" thì sẽ không phù hợp, chưa kể còn có phần phô trương, mất tinh tế, sâu sắc, mất đi sự riêng tư)
+ Ở khổ thứ tư, tác giả xưng "ta" vừa chỉ số ít, lại mang ý nghĩa số nhiều; vừa nói lên tâm niệm thiết tha của nhà thơ là khát vọng dâng hiến cho cuộc đời, lại vừa nói hộ cho mọi người.
-> trở thành tiếng lòng của tất thảy mọi người
(Từ "ta" còn tạo sắc thái trang trọng, thiêng liêng của lời ước nguyện, không chung chung, trừu tượng, vô hình mà ngược lại rất "hữu hình", thể hiện rõ sự nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm trong cái "tôi" riêng tư, sâu kín.)
- "Một nốt trầm xao xuyến"
+ "nốt trầm" là nốt thấp trong bản nhạc nhưng khi nhập vào hòa ca, thứ âm thanh đó có khả năng làm lòng người "xao xuyến", xúc động, ám ảnh…
+ “nốt trầm” tạo ra một âm thanh trầm lắng chứ không vút cao rộn rã, không thánh thót vang xa song trong bản thân hòa ca nó vẫn tạo được âm điệu lắng sâu, da diết làm rung động trái tim người và để lại những dư âm lan tỏa.
-> thể hiện ước nguyện dâng hiến, hòa nhập một cách chân thành, lặng lẽ và khiêm nhường của tác giả vào mùa xuân lớn lao của đất nước.
b. Khổ thứ năm
- "Một mùa xuân nho nhỏ":
+ "mùa xuân": mùa đầu tiên trong năm, là hiện thân, khởi nguồn, là tín hiệu của sự sống, sức sống -> một khái niệm trừu tượng.
+ "nho nhỏ": nhỏ bé, tính từ diễn tả một tính chất cụ thể, có thể cảm nhận và hình dung một cách rõ ràng.
-> “Mùa xuân nho nhỏ” là một cách nói hình tượng, đầy ẩn ý. Nhà thơ đã dùng một tính từ gợi tính chất cụ thể để cụ thể hóa một khái niệm trừu tượng:
+ “Mùa xuân nho nhỏ” ở đây có thể hiểu là sự sống, khát vọng và tình yêu của chính nhà thơ đối với cuộc đời này - tuy nhỏ bé nhưng là tất cả những gì thắm tươi, đẹp đẽ nhất để có thể góp phần làm nên một mùa xuân lớn lao hơn - mùa xuân đất nước.
+ Đây vừa là cách nói thể hiện sự khiêm nhường vừa là sự sáng tạo của nhà thơ để thể hiện khát vọng dâng hiến, hòa nhập với quê hương đất nước.
- Đảo ngữ "lặng lẽ": nhấn mạnh ước muốn chân thành, tự nguyện, không cần ai biết đến.
- Điệp ngữ "dù là", phép đối "tuổi hai mươi" - "khi tóc bạc": điệp ngữ thì tạo nhạc tính, phép đối thì vừa tạo sự liên kết cho hai câu thơ, vừa mang đến cảm giác tương phản thú vị
-> cả hai biện pháp phối hợp với nhau dường như đã giúp hai câu thơ trở thành một lời khẳng định mạnh mẽ rằng khát vọng cống hiến đó là bất kể thời gian và tuổi tác.
3) So sánh hai đoạn thơ
a. Giống nhau
- Nội dung: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé nhưng chính là tất cả những gì tươi đẹp nhất của mình vào cuộc đời chung.
- Nghệ thuật: Trong cả hai đoạn, các tác giả đều dùng:
+ những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
+ các biện pháp ẩn dụ đặc sắc, lôi cuốn người đọc; điệp ngữ, liệt kê tạo nhạc tính hiệu quả cho thơ; đồng thời góp phần thể hiện sự tha thiết, chân thành trong việc bộc lộ khao khát dâng hiến.
b. Khác nhau