T
trinhluan
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CẢM NHẬN TẾT CỔ TRUYỀN TRUNG THU AI MUỐN BIẾT
Dân trí) - Đã từ lâu, người Trung Quốc coi bánh trung thu là một món quà truyền thống dành tặng gia đình và bạn bè vào mỗi dịp rằm tháng 8. Tuy nhiên, giờ đây món quà này lại đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì những mối quan hệ kinh doanh và làm ăn.
Khi Tết trung thu gần đến, các quầy tiếp tân tại hầu hết các tòa nhà văn phòng cao tầng đều tràn ngập những hộp bánh trung thu. Lễ hội truyền thống đã trở thành một dịp giống như Giáng Sinh và đánh bại các ngày đặc biệt khác trong năm để trở thành dịp tặng và nhận quà nhất tại Trung Quốc.
Elsa Wang, nhân viên một công ty quan hệ công chúng tại Bắc Kinh, nói: “Chúng tôi gửi quà trung thu tới khách hàng thay vì dịp Tết”. Công ty này đã lên kế hoạch tặng quà nhiều tháng trước đó và bắt đầu gửi quà tới các thượng đế của họ từ cả tháng trước.
Elsa Wang cho biết thêm: “Không quan trọng là hộp bánh giá bao nhiêu… Bánh trung thu là cách tốt nhất để nói với khách hàng rằng chúng ta hãy giữ liên lạc”.
Lin Jian, cộng tác viên của trang web Financial Times bằng tiếng Trung, cho biết việc tiêu thụ bánh trung thu chỉ có một mục đích đơn giản, đó là duy trì quan hệ.
Chỉ trong năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 250.000 tấn bánh trung thu, doanh số trên 1,42 tỉ USD.
Hạn chế tiêu cực
Tặng quà là một phần văn hóa của Trung Quốc, đặc biệt là vào những lễ hội lớn trong năm như dịp Tết âm lịch hay Tết trung thu. Tuy nhiên, việc tặng quà phát triển thái quá đã gây nên sự xáo trộn tại Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Ngày nay, tặng quà là cơ hội tốt để thiết lập và duy trì quan hệ nhằm chứng tỏ mối quan hệ bằng hữu hoặc tình cảm của họ. Giá trị của những món quà phán ảnh các cung bậc quan hệ cũng như tầm quan trọng của nó.
Lin Jian viết: “Bạn càng nhận được nhiều bánh, bạn càng được tôn trọng. Số bánh mà bạn nhận được giống như thước đo giá trị của bạn”.
Thị trường đã phản ứng rất nhanh với nhu cầu ngày càng tăng về những gói bánh đắt tiền nhằm thu hút những khách hàng sang trọng. Tại Changchun, một người đi đường đã bán được hộp bánh trung thu với giá 1.800 nhân dân tệ (tương đương 240 USD), khuyến mại kèm một gậy chơi golf.
Trong những năm gần đây, bánh trung thu được bán với giá tăng vọt cũng đã trở thành một hiện tượng báo động và làm đau đầu các nhà chức trách.
Những món quà sang trọng khác như điện thoại di động đã đi kèm cùng bánh trung thu làm quà tặng. Chính vì thế mà giá của chúng có thể dao động từ vài USD tới hàng nghìn USD, phụ thuộc và nguyên liệu và quà tặng đi kèm.
Để tránh tình trạng này, chính phủ Trung Quốc đã cấm tặng những món quà đắt tiền kèm theo bánh trung thu. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã nhảy vào cuộc, tăng cường tuyên truyền để tránh những hoạt động tiêu cực trong dịp này.
Dân trí) - Đã từ lâu, người Trung Quốc coi bánh trung thu là một món quà truyền thống dành tặng gia đình và bạn bè vào mỗi dịp rằm tháng 8. Tuy nhiên, giờ đây món quà này lại đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì những mối quan hệ kinh doanh và làm ăn.
Khi Tết trung thu gần đến, các quầy tiếp tân tại hầu hết các tòa nhà văn phòng cao tầng đều tràn ngập những hộp bánh trung thu. Lễ hội truyền thống đã trở thành một dịp giống như Giáng Sinh và đánh bại các ngày đặc biệt khác trong năm để trở thành dịp tặng và nhận quà nhất tại Trung Quốc.
Elsa Wang, nhân viên một công ty quan hệ công chúng tại Bắc Kinh, nói: “Chúng tôi gửi quà trung thu tới khách hàng thay vì dịp Tết”. Công ty này đã lên kế hoạch tặng quà nhiều tháng trước đó và bắt đầu gửi quà tới các thượng đế của họ từ cả tháng trước.
Elsa Wang cho biết thêm: “Không quan trọng là hộp bánh giá bao nhiêu… Bánh trung thu là cách tốt nhất để nói với khách hàng rằng chúng ta hãy giữ liên lạc”.
Lin Jian, cộng tác viên của trang web Financial Times bằng tiếng Trung, cho biết việc tiêu thụ bánh trung thu chỉ có một mục đích đơn giản, đó là duy trì quan hệ.
Chỉ trong năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 250.000 tấn bánh trung thu, doanh số trên 1,42 tỉ USD.
Hạn chế tiêu cực
Tặng quà là một phần văn hóa của Trung Quốc, đặc biệt là vào những lễ hội lớn trong năm như dịp Tết âm lịch hay Tết trung thu. Tuy nhiên, việc tặng quà phát triển thái quá đã gây nên sự xáo trộn tại Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Ngày nay, tặng quà là cơ hội tốt để thiết lập và duy trì quan hệ nhằm chứng tỏ mối quan hệ bằng hữu hoặc tình cảm của họ. Giá trị của những món quà phán ảnh các cung bậc quan hệ cũng như tầm quan trọng của nó.
Lin Jian viết: “Bạn càng nhận được nhiều bánh, bạn càng được tôn trọng. Số bánh mà bạn nhận được giống như thước đo giá trị của bạn”.
Thị trường đã phản ứng rất nhanh với nhu cầu ngày càng tăng về những gói bánh đắt tiền nhằm thu hút những khách hàng sang trọng. Tại Changchun, một người đi đường đã bán được hộp bánh trung thu với giá 1.800 nhân dân tệ (tương đương 240 USD), khuyến mại kèm một gậy chơi golf.
Trong những năm gần đây, bánh trung thu được bán với giá tăng vọt cũng đã trở thành một hiện tượng báo động và làm đau đầu các nhà chức trách.
Những món quà sang trọng khác như điện thoại di động đã đi kèm cùng bánh trung thu làm quà tặng. Chính vì thế mà giá của chúng có thể dao động từ vài USD tới hàng nghìn USD, phụ thuộc và nguyên liệu và quà tặng đi kèm.
Để tránh tình trạng này, chính phủ Trung Quốc đã cấm tặng những món quà đắt tiền kèm theo bánh trung thu. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã nhảy vào cuộc, tăng cường tuyên truyền để tránh những hoạt động tiêu cực trong dịp này.