Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cảm nhận nhân vật Tấm
Bài làm
Việt Nam ta có rất nhiều câu truyện cổ tích như Sọ Dừa thông minh nhưng phải đội lốt xấu xí, Thạch Sanh tài ba nhưng nhân hậu, thật thà. Và một trong số đó có truyện Tấm Cám kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tình cảm tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Và trong thế giới thiện ác ấy, nhân vật Tấm đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ.
Truyện cổ tích Tấm Cám là tác phẩm tự sự nhân gian, thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Tác phẩm phản ánh số phận bất hạnh của những con người nhỏ bé trong xã hội và ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc.Tấm là cô gái mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Ở với dì ghẻ, Tấm không những phải làm việc quần quật mà còn bị mẹ con Cám hành hạ, đối xử tàn tệ. Mỗi khi gặp chuyện bất hạnh, Tấm chỉ biết khóc, may sao, Bụt hiện lên và giúp đỡ Tấm. Cuối cùng, Tấm được nhà vua cưới về làm hoàng hậu.
Cứ ngỡ rằng, từ đây, Tấm sẽ được hạnh phúc viên mãn bên nhà vua. Nhưng vào ngày giỗ cha, Tấm trở về và bị mẹ con Cám hãm hại. Cám được dì đưa vào cung thay chị mình làm hoàng hậu. Nhờ sự hiền lành lương thiện, Tấm được hóa thành chim hoàng anh, chiếm trọn tình yêu thương của nhà vua, được thể hiện qua hình ảnh làm cái lồng bằng vàng, nàng đã cảnh báo Cám “ Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Cách xưng hô ngang hàng cùng với giọng điệu đanh thép, thái độ cương quyết ấy trở nên quyết liệt hơn, khi Tấm hóa thành hai cây xoan đào nhưng lại bị mẹ con Cám ghen ghét và bị trở thành khung cửi:
Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn kết hợp với yếu tố thần kì, sáng tạo tình tiết theo chiều tăng tiết, li kì hấp dẫn, tác giả nhân gian đã xây dựng thành công nhân vật Tấm với sự thay đổi về tính cách từ bị động hèn nhát đến chủ động, quyết liệt. Tấm hiền lành, phúc hậu, nhưng không để cái ác cướp đoạt đi hạnh phúc của bản thân mình. Với sự xuất hiện của yếu tố thần kì đó để thể hiện khát khao công lí,ước mơ về công bằng xã hội và cũng giúp cho lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho truyện.
Qua tác phẩm, tôi rất ngưỡng mộ một cô Tấm nết na, hiền lành, xinh đẹp nhưng phải trải qua những chông gai, bão táp ấy. Chính sự trở về cuộc đời của Tấm phản ánh quan niệm “ở hiền gặp lành” của nhân gian, mơ ước thực tế của con người lao động về hạnh phúc. Và rồi sự hóa thân của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậu mãnh liệt của Tấm nói riêng và con người nói chung trước sự vùi dập của cái ác. Song, khi có sự xuất hiện của truyện cổ tích Tấm Cám, nó luôn thu hút biết bao nhiêu người từ già đến bé, nó không bao giờ mất đi sức hút dù đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó luôn là tuổi thơ của biết bao nhiêu người Việt Nam. Riêng tôi, tôi vô cùng yêu thích nhân vật Tấm, vì Tấm đã cho tôi nhiều bài học quý báu của ông cha ta truyền lại.
Bài làm
Việt Nam ta có rất nhiều câu truyện cổ tích như Sọ Dừa thông minh nhưng phải đội lốt xấu xí, Thạch Sanh tài ba nhưng nhân hậu, thật thà. Và một trong số đó có truyện Tấm Cám kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tình cảm tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Và trong thế giới thiện ác ấy, nhân vật Tấm đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ.
Truyện cổ tích Tấm Cám là tác phẩm tự sự nhân gian, thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Tác phẩm phản ánh số phận bất hạnh của những con người nhỏ bé trong xã hội và ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc.Tấm là cô gái mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Ở với dì ghẻ, Tấm không những phải làm việc quần quật mà còn bị mẹ con Cám hành hạ, đối xử tàn tệ. Mỗi khi gặp chuyện bất hạnh, Tấm chỉ biết khóc, may sao, Bụt hiện lên và giúp đỡ Tấm. Cuối cùng, Tấm được nhà vua cưới về làm hoàng hậu.
Cứ ngỡ rằng, từ đây, Tấm sẽ được hạnh phúc viên mãn bên nhà vua. Nhưng vào ngày giỗ cha, Tấm trở về và bị mẹ con Cám hãm hại. Cám được dì đưa vào cung thay chị mình làm hoàng hậu. Nhờ sự hiền lành lương thiện, Tấm được hóa thành chim hoàng anh, chiếm trọn tình yêu thương của nhà vua, được thể hiện qua hình ảnh làm cái lồng bằng vàng, nàng đã cảnh báo Cám “ Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Cách xưng hô ngang hàng cùng với giọng điệu đanh thép, thái độ cương quyết ấy trở nên quyết liệt hơn, khi Tấm hóa thành hai cây xoan đào nhưng lại bị mẹ con Cám ghen ghét và bị trở thành khung cửi:
Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra
Điều đó cho thấy thái độ của Tấm từ phẫn nộ thành căm thù trước tội ác trắng trợn của mẹ con Cám. Mặc dù đã trở thành hoàng hậu nhưng Tấm vẫn chịu thương chịu khó, hiện lành, tốt bụng, chính vì trong lần cuối cùng, Tấm hóa thân thành quả thị, tác giả nhân gian đã lấy hình ảnh quả thị để miêu tả Tấm, mặc dù mộc mạc, dân dã nhưng vẫn tỏa hương thơm, không bị vấy bẩn. Tấm bước ra từ quả thị và trở về cuộc sống với bà lão hàng nước. Tấm trở lại chính mình, không nghèo hèn lam lũ, không cao sang quyền quý và rất đỗi bình dị. Trải qua mấy kiếp luân hồi, Tấm trơ nên xinh đẹp hơn và gặp lại nhà vua nhờ miếng trầu têm truyền thống.Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra
“Miếng trầu ăn ngọt như đường
Đã thương lấy cửa, đã thương lấy người”
Ta nhận ra rằng mình không thể có hạnh phúc trọn vẹn khi cái ác vẫn còn nhởn nhơ tồn tại, quan điểm của nhân gian “ác giả ác báo” thì cuộc đời mới có công lí. Vì vậy, tác giả để cho Tấm trừng trị mẹ con Cám một cách thích đáng còn Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua. Đây là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giải quyết theo hướng thiện thắng ác. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện quan niệm về hạnh phúc của người lao động: “Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà họ tìm và giữ hạnh phúc ở chính cõi đời này” cũng như gửi gắm ước mơ của những tầng lớp thấp bé, chịu thương chịu khó là cái thiện trừng trị cái ác.Đã thương lấy cửa, đã thương lấy người”
Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn kết hợp với yếu tố thần kì, sáng tạo tình tiết theo chiều tăng tiết, li kì hấp dẫn, tác giả nhân gian đã xây dựng thành công nhân vật Tấm với sự thay đổi về tính cách từ bị động hèn nhát đến chủ động, quyết liệt. Tấm hiền lành, phúc hậu, nhưng không để cái ác cướp đoạt đi hạnh phúc của bản thân mình. Với sự xuất hiện của yếu tố thần kì đó để thể hiện khát khao công lí,ước mơ về công bằng xã hội và cũng giúp cho lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho truyện.
Qua tác phẩm, tôi rất ngưỡng mộ một cô Tấm nết na, hiền lành, xinh đẹp nhưng phải trải qua những chông gai, bão táp ấy. Chính sự trở về cuộc đời của Tấm phản ánh quan niệm “ở hiền gặp lành” của nhân gian, mơ ước thực tế của con người lao động về hạnh phúc. Và rồi sự hóa thân của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậu mãnh liệt của Tấm nói riêng và con người nói chung trước sự vùi dập của cái ác. Song, khi có sự xuất hiện của truyện cổ tích Tấm Cám, nó luôn thu hút biết bao nhiêu người từ già đến bé, nó không bao giờ mất đi sức hút dù đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó luôn là tuổi thơ của biết bao nhiêu người Việt Nam. Riêng tôi, tôi vô cùng yêu thích nhân vật Tấm, vì Tấm đã cho tôi nhiều bài học quý báu của ông cha ta truyền lại.
Không hề lừa ta dù ca dao cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
(Nguyễn Khoa Điềm)
Cho em xin nhận xét với ạ, bài còn nhiều lỗi sai, mong mọi người sửa chữa giúp em ạTa lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
(Nguyễn Khoa Điềm)