Cảm nhận hìh ảnh thơ (Đồng chí, BTVTDXKK,Ánh trăng,Đoàn Thuyền đánh cá,bếp lửa)

H

hoangkhanh239239

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết 1 đoạn văn ngắn về các đề sau:
Câu 1: Cảm nhận về 3 câu cuối của bài Đồng Chí
Câu 2:phân tích giá trị nghệ thuật trong những:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ta lính
Câu 3: Vẻ đẹp của người lính trong 7 câu đầu trong bài đồng chí
Câu 4 Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe qua khổ thơ cuối của bài BTVTDXKK
Câu 5; Cảm nhận khổ thơ cuối của bài Ánh trăng
Câu 6 : Phân tích ý nghĩa cái giật mình ở câu thơ cuối bài Ánh Trăng
câu 7: Phân tích khổ thơ đầu của bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy cận
Câu 8: Phân tích khổ thơ cuối của bài Đoàn thuyền đánh cá của HUy cận
Câu 9: Phân tích hình tượng ngọn lửa trong bài bếp lửa của bằng việt
Câu 10:phân tích ý nghĩa của điệp từ NHÓM trong bài bếp lửa của bằng việt
 
D

dung03022003

câu 1

=> Gợi ý: ( Theo admin Học văn lớp 9 ).
- Bài câu thơ cuối bài "Đồng chí" của Chính Hữu là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
+ Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….facebook.com/hocvanlop9
+ Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng.
- Đoạn kết của bài thơ thật đẹp! Nó đã tạc vào thơ ca hiện đại chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khỏe khoắn, hào hùng

 
Top Bottom