Bài này anh chỉ gợi ý cách làm thôi nhé!
1. Trong 3 câu cuối của bài "Đồng chí",ta thấy có 3 hình ảnh gắn kết với nhau đó là người lính,khẩu súng và vầng trăng tạo nên bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạn.Hiện thực đuợc nói đến ở đây chính là cuộc chién đấu gian khổ,lâu dài,đầy hi sinh.Còn yếu tố lãng mạn thể hiện ở hình ảnh vầng trăng,tạo nên sự đan xen hòa quyện lẫn nhau giữa chất chiến đâu và chất trữ tình.Chú ý phân tích câu tho cuối "Đầu súng trăng treo".Súng và trăng vốn là 2 vật tương phản nhau,xa nhau vời vợi àm nay lại được gắn liền trong 1 hình ảnh.Người lính như quên đi mọi giao lao vất vả,hòa mình vào thiên nhiên trữ tình.Người nông dân quanh năm gắn với gốc đa,luống cày ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời. Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế.
2.Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
3 chữ không trong câu mở đầu "Không có kính chẳng phải vì xe không có kính" đã chỉ ra 1 sự thật: "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi".Nhà thơ tiếp tục diễn tả sụ mất mát thiếu hụt của cái xe "không kính,ko đèn,ko mui,thùng xe có xước...".Bù lại cho sự thiếu hụt đó,tâm hồn người lính lại thỏa thuê,hòa quyện vào những cảnh vật đẹp đẽ bên đường: "thấy sao trời va đột ngột cánh chim/như sa như ùa vào buồng lái" ----> nói lên vẻ đẹp của ng lính lái xe với khát vọng sống cao cả,kiên cường.Tư thế của họ vẫn hiên ngang,lạc quan và đầy khí phách :"Ung dung buồng lái ta ngồi...".Trước mặt họ là bao hiểm hóc,gian nguy,cái chết lúc nào cũng sẵn sàng chờ chực nhưng họ vẫn yêu đời.Giây phút nghỉ ngơi của họ cũng rất giản dị: "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời...".Và cũng chính vì "miền nam phía trước" mà họ bất chấp mọi gian truân để đi tới.Đó là một phẩm chất rất cao quý của ng chiến sĩ: "Đẹp và bất khuất,hiên ngang".