Văn 9 Cảm nhận của em về trí tuệ nhạy bén, sáng suốt của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ

Kun なさきあみくん

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng mười 2019
223
882
96
18
Hà Nội
Hocmai Forum
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Viết đọan văn 12 theo kiểu quy nạp trình bày cảm nhận của em về trí tuệ nhạy bén, sáng suốt của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ
Câu 2: Trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" chi tiết cái bóng là 1 điểm sáng nghệ thuật. Em hãy viết đoạn văm khoảng 12 câu nêu ý nghĩa của chi tiết đó
 
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 1: Viết đọan văn 12 theo kiểu quy nạp trình bày cảm nhận của em về trí tuệ nhạy bén, sáng suốt của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ
Câu 2: Trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" chi tiết cái bóng là 1 điểm sáng nghệ thuật. Em hãy viết đoạn văm khoảng 12 câu nêu ý nghĩa của chi tiết đó
Câu 1:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (vì là đoạn quy nạp nên không đi thẳng vào vấn đề)
- Quang Trung ngay từ đầu đoạn trích đã thể hiện mình là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén
- Trước tiên, ta thấy Quang Trung sáng suốt trong việc lên ngôi hoàng đế. Ngay từ khi nhận được tin giặc chiếm Thăng Long ông không hề nao núng mà định "thân chinh cầm quân đi ngay" nhưng với trí tuệ sáng suốt, Quang Trung đã hoãn lại để tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, chính thống danh vị. Việc lên ngôi lúc này là thực sự cần thiết không chỉ để chính vị hiệu mà còn hội tụ anh tài, yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người
- Quang Trung còn sáng suốt trong việc nhận định tình hình giữa địch và ta. Sự nhận định ấy được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ: ngắn gọn mà ý tứ sâu xa
- Không những thế, ông còn sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi. Quang Trung hiểu được chỗ mạnh điểm yếu của hai tướng Sở, Lân. Đồng thời đánh giá cao Ngô Thì Nhậm và còn định dùng tài ăn nói của Nhậm vào việc ngoại giao với nhà Thanh sau này, tránh việc binh đao
=> Hồi thứ 14 của tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" đã khắc hoạ một cách chân thực và sinh động trí tuệ nhạy bén, sáng suốt của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã

Câu 2:
Đọc tác phẩm "Chuyện Người Con Gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ, hẳn chúng ta không thể quên được chi tiết những chiếc bóng. Vì sao lại xuất hiện chi tiết ấy? Chiếc bóng thứ nhất xuất hiện trong những ngày Trương Sinh đi vắng, vì nhớ thương chồng, vì không muốn con thiếu thốn tình cảm của cha nên hằng đêm, Vũ Nương đã chỉ cái bóng của mình trên vách và nói với con đó là "cha Đản". Cái bóng là tình yêu thương sâu nặng, là nỗi nhớ nhung da diết mà nàng dành cho chồng bởi nàng coi mình là hình còn chồng là chiếc bóng, gắn bó không rời dù xa xôi ngàn dặm. Cái bóng ấy còn là tấm lòng yêu thương con hết mực của người mẹ, Vũ Nương muốn bù đắp cho bé Đản khỏi thiếu vắng cha. Cái bóng ấy còn là khát khao sum họp gia đình của nàng. Vũ Nương cũng không thể ngờ được chính cái bóng ấy đã mang đến tai họa cho cuộc đời nàng. Bé Đản còn quá ngây thơ, nó tin lời mẹ nói là thật để rồi đến khi Trương Sinh về, nó nhìn chàng ngơ ngác, lạ lẫm "Ô hay thế ra ông cũng là cha tôi ư?". Lời nói ấy của bé Đản như đổ thêm dầu vào ngọn lửa ghen tuông sẵn có trong Trương Sinh, nghi ngờ vợ thất tiết, Trương Sinh không cần nghe lời phân trần, giải thích của bất cứ ai, chàng mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi khiến Vũ Nương phải tìm đến cái chết trong oan nghiệt đau khổ. Đến đây, cái bóng đã kết tội Vũ Nương và thắt nút hoàn toàn câu chuyện, đẩy kịch tính lên đến cao trào khiến người đọc vô cùng xót xa, đau đớn. Nỗi đau đớn ấy như vỡ òa ra khi chiếc bóng xuất hiện lần thứ hai trong tác phẩm: sau khi Vũ Nương chết, vào một đêm, khi hai cha con Trương Sinh ngồi trước bóng đèn dầu, bé Đản đã trỏ cái bóng của chàng trên tường mà bảo "cha Đản lại đến kia kìa". Thật đau đớn chua xót khi Trương Sinh hiểu ra vợ mình bị oan thì đã quá muộn. Đến đây chiếc bóng đã mở nút câu chuyện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó trong tác phẩm. Có thể nói, chi tiết chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của "Chuyện người con gái Nam Xương"
 
Top Bottom