Cảm nhận của em về một hình ảnh đẹp trong bài thơ Tràng Giang!...?!?

T

tvxqfighting

ảm nhận về bài thơ "tràng giang" của Huy Cận

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám.

Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài

Sóng gợi tràng giang buồn điệp điệp
....
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "anh" đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Tứ thơ "Tràng giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.
Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài". Trước cảnh "trời rộng", "sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
 
J

jigin

thanks ạh!!!
nhưng m đang không biết nên viết về hình ảnh gì??...!!
Ngu văn, mỗi lần viết theo cảm hứng thế nào cũng bị phán cho lạc đề. hết
 
J

jigin

thanks ạh!!!
nhưng m đang không biết nên viết về hình ảnh gì??...!!
Ngu văn, mỗi lần viết theo cảm hứng thế nào cũng bị phán cho lạc đề. hết :-SS
Vậy hình ảnh nào trong bài này là tiêu biểu nhỉ????
 
Last edited by a moderator:
P

phalaibuon

Cảm nhận về 1 hình ảnh đẹp tức là em có thể chọn bất kì hình ảnh nào trong bài thơ mà em cho là đẹp.

Với bài " Tràng Giang " của Huy Cận chị ấn tượng nhất với hình ảnh cành củi khô trong câu " Củi một cành khô lạc mấy dòng ".

Một hình ảnh đẹp phải phản ánh một cách sinh động , chân thực cuộc sống , phải thể hiện được tình cảm nhân văn , nhân đạo , tôn trọng giá trị con người.
Sở dĩ chị chọn hình ảnh cành củi khô lạc giữa dòng nước vì nó gợi lên nỗi buồn nhỏ bé , cô đơn , bất lực. Một cành củi bị đưa đẩy giữa "mấy dòng" , có cảm giác như cành củi ấy sẽ bị những dòng nước đẩy đến một nơi nào đó không xác định được , một nơi vô định. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với đối lập , đối lập giữa cái nhỏ nhoi , yếu ớt là "cành khô" với sự mênh mông gần như là vô tận của "mấy dòng". Điều này gợi cho ta thấy được sự nhỏ bé , cô đơn của con người giữa không gian bao la rợm ngợp.
Nếu như dòng sông là dòng đời thì cành củi kia là thân phận của con người.

Đặt vào trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ này , thì dường như là hình ảnh ấy nói lên thân phận của người dân sống giữa quê hương nhưng lại bất lực, không có quyền làm chủ. Cũng có thể hiểu theo ý Huy Cận mượn cành củi để nói về chính bản thân mình , trước sông Hồng bao la như thế , ông cũng chỉ là một cái gì đó nhỏ bé , đơn lẻ.

Hình ảnh thơ mang cho ta nỗi buồn , thương cho "cành khô" kia hay chính là sự cảm thương con người.
 
Top Bottom