Văn 9 Cảm nhận của em về hình tượng người lính qua 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

0949163012

Học sinh
Thành viên
5 Tháng tám 2018
34
9
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về người nông dân trước Cách mạng tháng 8 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua 2 tác phẩm Lão Hạc và Làng
Đề 2:Cảm nhận của em về hình tượng người lính qua 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Đề 3:"Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh "
Hãy phân tích nhân vật anh Sáu đề làm sáng tỏ nhận định trên
 

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Đề 3 nhé em:
Mở bài: Em giới thiệu đôi nét về tác giả. Có nêu qua hoàn cảnh sáng tác để thân bài dễ đi sâu vấn đề hơn.
Thân bài:
* Đầu tiên, thể hiện tình cảm cha con sâu sắc:
+) Đoạn 1: Đó chính là những tình cảm người cha dành cho con: Cái cảm xúc trước khi ập vào bờ của anh Sáu, cái việc anh gắp thức ăn và lỡ tát con, cái việc anh chọc con bé khi nó nấu cơm, từng cảm xúc của anh trước những hành động của con bé. Cái tình cảm khi chia tay bé Thu, cái ôm, cái bế cuối cùng. Việc thực hiện lời hứa của anh Sáu khi anh hứa mua lược nhưng thật ra anh tự làm lược, và đến cả lúc trước khi mất, chính anh cũng là người nhờ bác Ba gửi "món quà yêu thương" đến đứa con gái của mình.
+) Đoạn 2: Bên cạnh tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu, thì bé Thu cũng có tình cảm dành cho ba của mình: Đầu tiên, nó giận ba không về, nó thương ba từng chi tiết nên đã chú ý đến việc ba có thẹo hay không. Cái lúc chia tay nó gọi tiếng "Ba" sao đỗi yêu thương trìu mến đến vậy, nó hôn khắp vùng cơ thể ba nó, kể cả vết thẹo dài nữa. Cái cảnh nhõng nha nhõng nhẽo trên tay người ba. Cái cảm xúc nhớ ba về sau và cả khi chiếc lược ngà - kỉ vật ba để lại vẫn còn lâng lâng nhiều phần.
+) Đoạn 3: Qua đó, ta kết lại tình cảm của 2 người. Tình cảm cha còn có phần biến thiên nhưng đầy sâu lắng và xúc động. Tình cảm cha con sâu sắc mà ở thể kỉ XXI, chúng ta hiếm có thể bắt gặp được. Đó là tình cảm đẹp trong thời kì chiến tranh loạn lạc.
* Sau đó, nói đi cũng nên nói lại, ta phê phán ngược lại chính quyền cầm quyền, phê phán chế độ thực dân, đã làm cho nhiều gia đình li tán, đã lấy đi bao nhiêu hạnh phúc gia đình, lấy đi những người chồng, người con của đất nước. Qua đó, để nâng cao giá trị tình thương yêu, tình phụ tử cao đẹp đến nhường nào.
Kết bài: Cảm nghĩ chung lại của em. Ở thế kỉ XXI, chúng ta cần cố gắng mở rộng quan hệ ngoại giao hữu nghĩ giữa các nước, kìm hãm sự bốc phát bất cứ lúc nào của "Chiến tranh thế giới lần thứ ba", đó là điều có thể làm ổn nhất để có thể bảo vệ hạnh phúc, tránh li tán. Bên cạnh đó, hãy trân trọng những người đang ở bên bạn, vì đó là hạnh phúc chỉ của riêng bạn.
CHÚC EM HỌC TỐT!
 

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
Đề 2 nhé, tham khảo thôi:
a.Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.”Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là hai tác phẩm như thế! Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
“Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969, giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra khốc liệt nhất.
b. Xuất thân của những người lính:
- Người lính trong bài “Đồng chí” xuất thân là những người nông dân, đến từ những miền quê lam lũ “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người lính “không chuyên”, vì yêu nước, căm thù giặc mà ra đi trực tiếp cầm súng chiến đấu.
- Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
c. Tư thế của những người lính: Trong cả hai bài thơ, những người lính đều hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất.
- Trong bài “Đồng chí”, người lính hiện lên trong tư thế “Súng bên súng đầu sát bên đâu”… “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” luôn sẵn sàng mai phục, chiến đấu với quân thù.
- Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính hiện lên trong tư thế “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Đó là tư thế bình thản, hiên ngang, sẵn sàng nhìn thẳng vào gian khổ, không hề run sợ, không hề né tránh.
d. Phẩm chất của những người lính:
- Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời:
+ Người lính trong bài “Đồng chí” ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ về quê hương, xứ sở - nơi có “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không” và hình bóng những người thân yêu. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được thể hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Thấy con đường chạy thẳng vào tim”… Trên con đường ra trận, thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với con người, con đường đến với miền Nam thân yêu luôn ở trong tim mỗi người chiến sĩ.
- Tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách:
+ Trong bài “Đồng chí”, người lính phải đối mặt với những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, với căn bệnh sốt rét rừng quái ác…
+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ khi ngồi sau vô lăng của những chiếc xe không kính.
+ Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan, phơi phới…
- Tinh thần đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau:
+ Đây là chủ đề xuyên suốt bài thơ “Đồng chí”.
+ Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng đã thể hiện được một cách xúc động tình cảm yêu thương gắn bó với nhau của những người lính lái xe Trường Sơn.
- Tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất của những người lính trong cả hai bài thơ.
Kết hợp giữa hiện thực hào hùng cùng cảm hứng lãng mạn cách mạng, hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vang lên âm hưởng sử thi hào hùng của văn học nước ta trong suốt ba mươi năm kháng chiến trường kì gian khổ. Xưa kia, những người lính chống Pháp ra đi với “Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ - Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế”, rồi những người lính trong kháng chiến chống Mĩ lên đường trong sự phấn khởi, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Còn hôm nay, khi những người lính của thời hòa bình đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo Trường Sa, bảo vệ bình yên cho đất nước, ta mới thấy vẻ đẹp cao vời vợi của những người lính. Trước đây, bây giờ và sau này, những người lính sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc…
 

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
20
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người lính cầm súng bảo vệ tổ quốc thực sự quan trọng, hình ảnh về anh bộ đội cụ hồ trong những năm đầu chống thực dân Pháp và chiến sĩ giải phóng quân miền Nam thời kỳ đánh Mỹ đã được phản ánh khá là rõ net cùng với những vẻ đẹp khác nhau và nó được thể hiện rõ qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào năm 1948, được in trong tập đầu súng trăng treo. Hình ảnh về người nông dân cầm súng đã được miêu tả ở trong bài thơ cùng với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng thực sự bay bổng.
Đều là những người nông dân quanh năm lam lũ vơi ruộng đồng, nghe theo tiếng gọi cứu nước, các anh đã tình nguyện giã từ quê hương đi chiến đấu , trong họ rất giàu lòng yêu nước. Họ hiểu đơn giản rằng chiến đấu là bảo vệ cho chính mình và quê hương mái ấm của mình.

Sự gian nan vất vả, vào sống ra chết đã khẳng định được phẩm chất cao đẹp của những người áo vải. Từ bốn phương trời, không hẹn nhưng họ lại gặp nhau và trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.
Họ quyết tâm dứt khoát ra đi là thế nhưng cũng không khỏi nhớ tới quê hương, gia đinh. Nỗi nhớ của các chiến sĩ thực sự đơn giản và cụ thể biết bao nhiêu : “ruộng nương, giếng nước, gốc đa, mái tranh… “ đều là nơi gắn liền với nơi chôn rau cắt rốn chỗ miền quê nghèo.
Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Đó là hình ảnh đơn sơ mộc mạc nhưng đồng thời là lời ca về tình đồng chí thiêng liêng giữa con người đang kề vai sát cánh cùng nhau bảo vệ tổ quốc, mang lại cuộc sống thanh bình cho toàn dân tộc.
Nếu như bài đồng chí nói về hình ảnh của người lính cụ Hồ ở trong kháng chiến chống Pháp thì bài thơ về tiểu đội xe không kính là hình ảnh của người lính giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ và quyết liệt.
Người chiến sĩ lái xe ở trên đường Trường sơn vô cùng dung cảm, có sức chịu đựng gian khổ nhưng cũng tràn đầy tinh thần lạc quan .
Đối đầu với máy bay của giặc Mĩ thì các chiến sĩ lái xe của ta thường ở thế bị động nhưng nhờ vào niềm tin tất thắng đấu tranh giải phóng Miền nam, là chân lí “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt dân tộc khảng khái tuyên ngôn. Họ hiểu rằng chiến trường và đồng đội đang cần vũ khí, lương thực, thuốc men… để đủ sức đánh trả quân thù những đòn đích đáng. Chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc, của dân tộc thôi thúc họ hành động.
Mỗi sự gian nan vất vả đều được nhà thơ Phạm Tiến Duật miêu tả bằng những hình ảnh hết sức chân thực, giản dị nhưng lại để lại được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Các chiến sĩ lái xe chấp nhận những khó khăn đó với thái độ vui vẻ, phớt lờ, có pha chút cá tính, ngang tàng.
Đoạn kết của bài thơ thật đẹp, chất hiện thực cũng nghiệp ngã và bay bổng cùng hòa quyện với nhau :
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
Chiếc xe vận tải quân sự: không kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc. Nhưng xe vẫn chạy đều hướng vào Miền nam thân yêu bởi trong xe luôn có một trái tim đầy nhiệt huyết, đầy trách nhiệm. Hình ảnh trái tim ở trong câu thơ là hình ảnh hoán dụ nghệ thuật rất có ý nghĩa nhằm tôn vinh tầm vóc của những người chiến sĩ lái xe anh hùng và nâng cao lên giá trị về nội dung cả nghệ thuật của bài thơ.
Bài thơ tiểu đội xe không kính là bài thơ mang đậm chất trữ tình cách mạng, tác giả đã khắc họa hình ảnh người lính bằng chính tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc.
Họ là những người tự nguyện dấn thân, vui vẻ trong gian khổ. Với ngôn ngữ giản dị giàu sức gợi cảm sáng tạo, nhịp thơ phong khoáng đã làm nên một cái cái, cái đẹp cho bài thơ.
Hai bài thơ của nhà thơ chiến sĩ được sáng tác trong hai hoàn cảnh và ở thời điểm khác nhau nhưng lại cùng chung bút pháp lãng mạn và hiện thực sâu sắc nhằm mục đích ca ngợi vẻ đẹp của người chiến sĩ trong việc chiến tranh giữ nước.
 
Top Bottom