View attachment 160125 Cho mình xin dàn ý bài này với ak!!!
Bạn muốn hỏi đề 6 đúng không?
Bạn tham khảo dàn ý nhé
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hai đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Đồng chí: bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947) và được in trong tập "Đầu súng trăng treo"
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: bài thơ được sáng tác vào năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, đặc biệt tuyến đường Trường Sơn đã trở thành trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Bài thơ được in trong tập "vầng trăng quầng lửa"
2. Biểu tượng cao đẹp giàu chất thơ về tình đồng đội trong bài thơ "Đồng Chí"
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Hai câu thơ đầu sử dụng từ ngữ hình ảnh chân thực "rừng hoang sương muối" mở ra một không gian và thời gian hoang vu, vắng vẻ, lạnh giá của Đêm Đông
- Chính ở cái nơi vô cùng khó khăn gian khổ "rừng hoang sương muối" ấy thì tình đồng chí của họ lại hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp
- Trên cảnh nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên những người lính phục kích chờ giặc tới trong tư thế chủ động. Họ sát cánh bên nhau tạo nên một sức mạnh vô cùng như một bức tượng đài vững chắc trước kẻ thù. Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ nhân xưng "anh- tôi" càng tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính. Động từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích. Đó cũng là tinh thần trách nhiệm của những người lính trước giờ phút bước vào trận đánh
- Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh thì lạnh lẽo buốt giá nhưng toàn cảnh lại ấm áp tình đồng đội
- Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh độc đáo bất ngờ là điểm nhấn của toàn bài.
- Đây là hình ảnh thực vừa là hình ảnh lãng mạn. Nó gợi ra sự liên tưởng thú vị của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình, người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc
- Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng, tất cả hòa quyện bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính
3. Hình ảnh những chiếc xe không kính ảnh thật đến trần trụi trong thơ của Phạm Tiến Duật
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
- Xưa nay, tàu xe khi đưa vào thơ ca thường lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa, trở thành những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng như "Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền" hay "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng" nhưng với nhà thơ Phạm Tiến Duật Ông đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ thật mới lạ độc đáo. Đó là hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Điệp từ "không" liên tiếp trong một câu thơ đã khẳng định một điều chắc chắn rằng những chiếc xe này vốn dĩ là có kính. Câu thơ đầu vang lên như một lời thông báo xe không kính không phải là do nhà sản xuất tạo ra. Câu thơ đậm chất văn xuôi cùng lối nói khẩu ngữ đã miêu tả những chiếc xe bị hư hỏng bộ phận. Đồng thời gợi lên tâm trạng xót tiếp, xuýt xoa, pha chút thanh minh, phân bua
- Vậy điều gì đã khiến chiếc xe biến dạng? Câu thơ thứ hai đã giải thích nguyên nhân vì sao xe không có kính. Điệp từ "bom" cùng hai động từ mạnh "giật", "rung" đã nhấn mạnh sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, đó chính là nguyên nhân khiến những chiếc xe biến dạng
4. Bình luận, đánh giá
- Hai bài thơ của hai tác giá khác nhau, phong cách thơ cũng khác nhau. Ta có thể thấy được cái khác ấy ngay trong những câu thơ trên. Với bài "Đồng chí", người lính hiện lên với vẻ đẹp chân chất, mộc mạc. Còn với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", người lính ở đây mang tinh thần trẻ trung, sôi nổi, yêu đời, lạc quan
- Tuy khác nhau là thế nhưng ta vẫn nhận ra những điểm chung đặc sắc ở hai văn bản này
+ Họ đều gặp phải những khó khăn, gian khổ trên con đường cứu nước. Tuy vậy, họ vẫn hướng về lý tưởng: vì nền độc lập của dân tộc
+ Họ có tinh thần vượt khó, vượt khổ, cho dù có khó khăn tới đâu nhưng vẫn ung dung, tiến lên phía trước
+ Hơn nữa, ở họ còn có tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
KB:
- Khẳng định giá trị của hai bài thơ
- Cảm nghĩ bản thân