cảm nhận bài thơ

M

miracle16

P

pedung94

mình sẽ giúp bạn bài này nhé

Nguyễn Duy là nhà thơ truởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nc. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong nền văn học nước nhà đặc biệt là những sáng tác của ông sau 1975. Những bài thơ này đã đã đi vào khám hiểm nội tâm ý nghĩa của cuộc sống. Với lối viết yếu tố tự sự kết hợp trữ tình, cụ thể và khái quát, hiện thực và biểu tượng ông đã sáng tác bài thơ “Ánh Trăng ” gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Đến với bài thơ là sự xuất hiện của vầng trăng tạo ra nguồn cảm xúc cho tác giả. Với 1 điều kiện sống ở thành phố tiện nghi đầy đủ, con người quen với ánh điện, cửa gương nên ít có dịp thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là những đêm có trăng đẹp. Thế nhưng không có ánh điện vầng trăng đột ngột xuất hiện tạo cho nhà thơ một cảm giác vừa lạ vừa quen thuộc. Cảm giác đưa con người trở về quá khứ của tuổi thơ
“hồi nhỏ sống với đồgn
với sông ròi với bể”
Vầng trang trở thành người bạn tri kỉ của tuổi thơ với ruộng lúa, nương ngô với luỹ tre làng với sông với bể. Đó là cảnh thiên nhiên hồn hậu, đơn sơ giản dị nhưng chân thực. Cho đến lúc trưởng thành nhà thơ tham gia kc vầng trăng chan chưá nhiều kỉ niệm gắn bó với cuộc đời gian khổ của người lính trong những năm sống ở rừng. Chính vì vậy sự xuất hiện của vầng trăng vừa là hiện tại vừa là quá khứ để ùa dậy trong tâm trí tác giả nhiêù cảm xúc. Bài thơ ko chỉ dừng lại ở ý nghĩa hiện thực với cách kể chuyện mà còn thể hiện ở thái độ của người viết, người chứng kiến, bởi vậy cảm giác của tác giả vừa tha thiết vừa có phần thành kính ngắm trăng trong tư thế lặng im:
“ngửa mặt lên nhìn mặt
thấy cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng ”
Cũng từ ánh trăng nhà thơ mún gửi đến người đọc một ý nghĩa biểu tượng đó là sự trân trọng quá khứ nghĩa tình, khẳng định vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Trong cuộc sống con ngưòi có thể vô tình lãng quên thiên nhiên nghĩa tình và quá khứ luôn tròn đầy bất diệt. Câu chuyện ko phải là chuyện riêng của một người mà là cả thế hệ. Bài thơ đã đặt ra vấn đề, thái độ của một ngừoi đối với quá khứ và n~ người đã khuất đồng thời với cả chính mình. Không những thế mà nó còn tạo ra một đạo lý “uống nc nhớ nguồn” đạo lí thủy chung trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa yếu tố tự sự và trữ tình bài thơ ko chỉ là một câu chuỵên kể, một cuốn phim quay chậm về hồi ức mà còn thể hiện nguồn cảm xúc mãnh liệt, ko những thế người đọc còn cảm nhận đc vẻ đẹp từ giọng điệu tâm tình thổi vào bài thơ năm chữ có lúc trôi chảy nhịp nhàng có lúc ngân nga cảm xúc, để lúc trầm lắng suy tư. Bên cạnh đó với kết cấu 1 bài thơ ngắn nhưng lại có tác dụng làm nổi bật chủ đề tạo nên tính chân thực lôi cuốn người đọc. Thể thơ năm chữ đc sử dụng hợp lý cùng với những chữ đầu dòng ko viết hoa đã giúp cho nhịp kể, nhịp cảm xúc, ý thơ liền mạch tuôn chảy tự nhiên trong cả bài thơ góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Lời nhắn gửi về ân tình thuỷ chung trên là “cơn sóng kí ức ” đang dồn dập tấp vào và bào mòn đi những gì che khuất nó để nó một lần nữa hiện diện trong cuộc sống con người.
 
S

seagirl_41119

bài viết của pedung còn khá sơ sài,có lẽ pe mới chỉ gợi ý thui đúng hok?????????????????
mà trong diễn đàn có topic nói về bài thơ này oy,bn chịu khó tìm đi.
 
Top Bottom