cảm nghĩa về bài bánh nước khi có 2 lớp nghĩa

N

nhocphuc_pro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hãy nói cảm nghĩ của em về hai lớp nghĩa tả thực banh troi nước và tả than phận đàn bà
cac ban oi giup minh` với
bài này là của lớp 7 ak
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em van giu tam long` son
 
Last edited by a moderator:
B

braga

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
Diễn đàn Sinh Viên ĐẠI NAMDiễn đàn Sinh Viên ĐẠI NAM





 
B

braga

còn 2 câu nữa

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
"Vẫn giữ" biểu thị môt thái độ kiên trì,bền vững."Tấm lòng son"tượng trưng cho phẩm chất son sắt thủy chung,chịu thương chịu khó của người phụ nũ Việt Nam trong cuộc đời .Câu thơ đó thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Xuân Hương.
-"Bánh trôi nước"là 1 bài thơ Nôm đa nghĩa,nó thể hiện tình càm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn học Việt Nam cổ đại và ca ngợi cao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam
 
J

jinyoungkute

Tả thực là tả về cách làm bánh nhưng qua đó thể hiện được hình ảnh người con gái thời phong kiến:trong sạch và thuần khiết
 
J

jinyoungkute

cả bài thơ là 1 nỗi thương cảm cho số phận của người phụ nữ thời phong kiến không làm chủ được số phận của mình.Qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm với họ và lên án xã hội phong kiến mục rữa đã đẩy người phụ nữ xuống bờ vực sâu thẳm của xã hội
 
F

freakie_fuckie

Hì, các chú cứ phức tạp hoá nó quá :p
Bài thơ nhiều lớp nghĩa, vậy thì ta chỉ cần lôi từng chữ ra, bóc từng lớp nghĩa ra một là sẽ thấu được bề nổi và bề chìm của thi phẩm thôi mà :))
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son..

Câu đầu tiên : vừa nói về hình dạng của chiếc bánh trôi nước ( bánh tròn, có màu trắng của bột), vừa nói về vẻ đẹp bề ngoài của người phụ nữ ( cái vẻ tròn lẳn trắng trẻo gì gì đấy)
Bảy nổi ba chìm với nước non :
- Viết về việc nấu bánh trôi nước ( Khi mà nấu bánh trôi thì người ta thả bánh vào nước sôi, bánh nổi lên thì chín)
- Qua việc làm bánh để nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh, lỡ làng của người phụ nữ, "nước non" kia không còn là nước sôi luộc bánh nữa - nó là hiện thân tiêu biểu của xã hội phong kiến- xã hội hắc ám do đồng tiền thống trị và bị chi phối bởi tư tưởng "khinh nữ trọng nam"
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
- Lại nói về bánh trôi , hình thái bánh thì phụ thuộc vào tay kẻ nặn, kẻ nào khéo thì bánh tròn, đứa nào vụng thối ra thì bánh méo :-"
- Nhưng ở tầng nghĩa ẩn, câu thơ ấy lại chua xót nỗi đau của cả thế hệ người : những người phụ nữ không được làm chủ cuộc sống của mình, tương lai của họ ra sao đều do những "kẻ nặn" (xã hội, mẹ cha, chồng con) điều khiển. Kiểu như "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" hoặc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, có nhỡ đặt nhầm vào bãi *** thì vẫn phải ngồi thôi =)) *nói nhỏ*
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
-Ai ăn bánh trôi thì biết rồi đấy, bên trong nhân bánh có chứa một viên đường mía màu đỏ nâu, rất ngọt
- Cái viên đường ấy tượng trưng cho vẻ đẹp bên trong, cho tấm lòng thuỷ chung son sắt, cho những phẩm hạnh thiêng liêng của người phụ nữ.

Chung quy lại
Nghĩa bề nổi : hình dạng chiếc bánh trôi nước và cách làm bánh trôi :-"
Nghĩa chìm : người phụ nữ - thân phận và phẩm hạnh
Nắm ý chính rồi thì viết ra vèo cái xong ý moà :))
@Jin Jong : Phân tích văn chương tốt nhất là không nên nhìn vào mặt tiêu cực quá lâu =)), cái mặt tiêu cực ấy dầu sao cũng chỉ là thành tố phụ để làm nổi lên mặt tích cực. Thi phẩm này cũng thế, tôi vẫn tin rằng cái niềm tự hào bản thân vẫn lớn hơn nhiều cái tủi hờn số phận..
 
J

jandilove_f4

Bài Bánh trôi nước có hai lớp nghĩa:
- Lớp nghĩa 1 là miêu tả cái bánh trôi nước:
+ Bánh có màu trắng của bột nếp.
+ Bánh được nặn thành từng viên hình tròn. Nếu nhào bột mà nhiều nước thì nát, itf nước thì rắn.
+ Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm xuống.
=>Như vậy ta thấy việc miêu tả bánh trôi nước rất đúng với hiện thực ở ngoài đời.
- Lớp nghĩa 2 phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ:
+ Vẻ đẹp: trong trắng, xinh đẹp( thân em vừa trắng lại vừa tròn).
+ Phẩm chất: dù gặp bất cứ cảnh ngộ oái oăm, ngang trái gì vẫn giữ vững được tấm lòng son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa( mà em vẫn giữ tấm lòng son).
+ Thân phận: chìm nổi bập bềnh giữa cuộc đời. Bài thơ mang tính đa nghĩa, nhưng ở nghĩa thứ 2 Hồ Xuân Hương đã thể hiện một thái độ trân trọng, nâng nui cái đẹp, phẩm chất trong trắng, thuỷ chung son sắt và cảm thương cho thân phận chìm nổi, lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Koa' j` tkjeu' mog kac' pạn góp ý nka!
 
Top Bottom