“Sinh con ra trong bao khó nhọc, mẹ thương con hơn yêu cuộc sống. Mong cho con nên người giấc mơ say”. Đó là lời một bài hát rất hay và cảm động về mẹ. Ôi! Hình ảnh về người bà, ngươi` mẹ thật đẹp vô cùng. Tùy theo mỗi chúng ta cảm nhận riêng về vẻ đẹp của những người phụ nữ xưa. Như Bằng Việt, ông nhận ra vẻ đẹp của bà, của người phụ nữ cả đời vì con, vì cháu, vì mọi người xung quanh qua “Bếp lửa”
Trong những người phụ nữ, người phải kể đến đầu tiên đó chính là bà. Bà là người than quen và gần gũi với chúng ta vô cùng. Trong ta, bà như bà tiên ở bên, chăm sóc cho ta, vỗ về ta.
“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
( Bếp lửa-Bằng Việt)
Bà của ta cũng giống như bao người bà khác, luôn luôn yêu thương ta. Bằng Việt cũng đã viết về bà, người bà như mọi người bà, nhân hậu, cùng với bà là bao kỉ niệm đẹp đẽ….
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Hình ảnh bếp lửa hiện lên mờ mờ trong sương. Không biết ánh lửa cháy ở đâu, tác giả thin thấy hay ngọn lửa trong long, trong tâm trí tác giả…Một ngọn lửa bập bùng, lúc nào cũng cháy. Đối với cháu, bếp lửa gắn liền với bà, thân quen, gần gũi, than thương và hết mực ấm áp. Cháu nhớ về bà, chỉ biết nhớ mong và thương bà vô chừng. thương bà với bao cực nhọc bà trải qua. Bếp lửa là sự ấm áp của một vùng kí ức đã trải qua.
Men theo dòng thời gian, tác giả lần trở về với quá khứ. Quá khứ là “lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”, “năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”, với những cực nhọc bố phải trải qua. Khi đó, toàn miền Bắc có hơn hai triệu người chết vì nạn đói, thế nhưng đứa cháu nhỏ vẫn bình yên.
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Phải chăng nhờ những hơi khói mà cháu sống sót qua nạn đói? Cái mùi khói đã xua tan đi cái mùi tử khí bao trùm quanh mọi ngóc ngách nơi thôn xóm. Tuy nghèo đói thế nhưng bà vẫn dành hết cho cháu, bếp bà lúc nào cũng có khói. Khói ấy không thể hiện rằng bà có thể cho cháu ăn thật nó và đầy đủ, nhưng cháu bà không thể đói chết được. chính điều đó làm cho sống mũi cháu cay chăng? Khói của thời gian xưa len theo tới tận bây giờ làm cháu cay nơi sống mũi, hay cháu đang khóc???
Tám năm trời, khoảng thời gian không hề ngằn. tu hú kêu báo hiệu mùa gặt đã đã đến. tu hú kêu cũng đồng nghĩa với một mùa no đỉ. Và, cháu không quên nhắc bà kể cho những câu chuyện về cách mạng. bà như người cha, ngươi` mẹ, ngươi` bạn lớn của cháu. Đối với cháu, bà là cả một khoảng trời tuổi thơ
Cháu lớn rồi thì cháu cũng xa bà để có cuộc sống mới. bà sống và pahi3 đối chọi với cuộc sống trong nỗi cô đơn.
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”
Bà đã trở thành hình tượng điển hình cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
“Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” ”
Người phụ nữ là như thế. Luôn thầm lặng hy sinh chịu đựng, gắng hết nhũng khó nhọc về mình và cầu mong cho những người xung quanh hạnh phúc.
Bà không chỉ thắp lên ngọn lửa thật, mà bà còn thắp sáng lửa lòng
“Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Lửa này là lửa niềm tin, tình yêu và sức sống mãnh liệt bà nhen cho cháu. Ngọn lửa đi qua năm tháng vân sáng rực. ngọn lửa không hề tắt mặc cho những biến động, đổi thay của cuộc sống, những khó khăn, hiểm nguy mà bà phải đối diện.
Bà bền bỉ vô cùng trước thời gian. Dù đã qua mấy chục năm trời, nhưng “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Điệp từ nhóm, như cho ta thấy những ấp iu, nồng đượm. Vẫn là cái ấp iu, cái ấm nồng, chăm chút của bà dành cho con, cho cháu, cho những người than.
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thươnh khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Thật nhẹ nhàng, cuộc sống quen thuộc và bình dị đã được dựng lên, gợi lại trong ta. Những điều đó trở thành nhịp sống đời thường của nông thôn. Trong mỗi công việc, bà vẫn chia sẻ với những người xun quanh. Bà cũng dạy cháu phải biết chia sẻ với mọi người. niềm vui, nỗi buồn của bà gắn bó với mọi nghười, chẳng còn riêng nữa.
“Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Không những chỉ dạy cháu biết yêu thương, bà còn nhóm lên trong cháu, thắp sáng lên trong cháu tình yêu thương. Như thế, cháu lại càng kính trọng và yêu thương bà hơn nữa.
“Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa”
Lời nói cháu thốt lên từ lòng mình trở nên trân trọng vô cùng. Đối với cháu, bà, bếp lửa và quê hương đã trở thành hợp thể. Lấp lánh sau nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vô bờ bến của cháu.
“-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
Nhắc nhở mình luôn phải nhớ đến quê hương và bà. Những điều đó như dấu ấn không phai mờ trong khoảnh khắc. Cháu luôn nhớ, và nỗi nhớ, những điều thắc mắc của cháu còn nhiều, nhiều lắm. Về bà, người bà với những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa, luôn hy sinh, chăm chỉ và sống vì mọi người; về bếp lửa; về quê hương thân yêu.
Bà như thế, bà trong tâm trí mỗi người đẹp như thế, dịu dàng như thế…Thật hạnh phúc cho những ai còn bà để yêu thương. Bà trong Bằng Việt điển hình cho người phụ nữ Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp…Hình ảnh bà bên bếp lửa là một hình ảnh đẹp. Chăc’ chắn rằng tac’ giả, và cả chúng ta cũng không thể nào quên được bà. Vì bà là bà, là bếp lửa ấm áp, là cả quê hương, cội nguồn và là tình yêu.
